Xoá sổ 1.200 cửa hàng, thời khắc u ám của thời trang Zara

Doanh nghiệp - Doanh nhân
07:34 AM 03/07/2020

Cảnh tấp nập bán buôn của nền công nghiệp thời trang khắp thế giới không còn nữa. Những show thời trang bị huỷ bỏ và cửa hàng bán lẻ đóng cửa cho thấy một tương lai u ám.

    Nền công nghiệp thời trang thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng bởi Covid-19 bùng phát toàn cầu

    Thời trang toàn cầu lao đao

    Đại dịch kéo dài đã ảnh hưởng tất cả các lĩnh vực trên toàn cầu, trong đó, ngành thời trang chịu ảnh hưởng không nhỏ khi doanh số bán hàng sụt giảm 34% trong tháng 3, thậm chí được dự báo tăng trưởng sẽ tiếp tục giảm từ 3-4% nữa.

    Inditex, công ty sở hữu thương hiệu thời trang Zara, vừa tuyên bố sẽ đóng cửa 1.200 cửa hàng, Strait Times đưa tin. Số cửa hàng này tương đương 16% điểm bán lẻ của Inditex trên toàn cầu. Đa số điểm bán lẻ đóng cửa thuộc châu Á châu Âu, hầu hết thuộc nhóm cửa hàng nhỏ.

    Các thương hiệu chính trong lần "thanh lọc" này phải kể đến Pull&Bear, Oysho and Stradivarius. Tập đoàn tuyên bố họ đóng cửa các cửa hàng nhằm dồn doanh số và lợi nhuận về các cửa hàng trực tuyến hoặc các shop lớn hơn.

    Tương tự, H&M đặt mục tiêu mở thêm 165 cửa hàng và đóng 130 cửa hàng, nhưng kế hoạch phải thay đổi. Hãng thời trang này ước tính có thể phải đóng 170 cửa hàng và chỉ mở thêm 130 cửa hàng. Hiện H&M đóng cửa khoảng 350 cửa hàng, chiếm 7% số cửa hàng của hãng này trên toàn thế giới.

    Trong khi đó, Tập đoàn Nike thông báo doanh thu trong 3 tháng (từ tháng 3 đến 5/2020) sụt giảm mạnh. Nike chịu mức lỗ lên tới 790 triệu USD, doanh thu giảm 38% xuống còn 6,3 tỷ USD sau khi doanh số bán hàng giảm mạnh. Tại Bắc Mỹ - thị trường lớn nhất của Nike, doanh thu đã giảm tới 46% xuống còn 2,2 tỷ USD.

    Nike cho biết 90% số cửa hàng của tập đoàn này phải đóng cửa trong khoảng 8 tuần. Điểm sáng duy nhất của tập đoàn chính là bán hàng trực tuyến, với doanh thu tăng tới 75%.

    Doanh số ngành thời trang sụt giảm trăm tỷ USD vì dịch Covid-19

    Các kinh đô thời trang vắng lặng

    Không chỉ vậy, các tuần lễ thời trang, nơi định hình phong cách của năm cũng phải huỷ bỏ. Tuần lễ thời trang Rakuten, dự kiến bắt đầu ngày 16/3 ở Tokyo, đã bị hủy bỏ. Những tuần lễ thời trang sau đó ở Thượng Hải và Bắc Kinh cũng bị hoãn. Ralph Lauren có kế hoạch tổ chức sô diễn ở New York vào tháng 4 cũng đã hủy bỏ.

    Burberry hoãn vô thời hạn sô diễn của họ ở Thượng Hải. Gucci cũng hủy bỏ sô diễn tại San Francisco (Mỹ) tháng 5 tới, còn Prada cũng sẽ không có sô diễn ở Tokyo trong tháng 5 tới như kế hoạch.

    Là một trong những “thủ phủ” của giới thời trang, ngành thời trang và may mặc Italy vẫn không tránh khỏi vòng ảnh hưởng. Theo tính toán gần đây của SMI-Sistema Moda Italia, thời trang nước này đã chịu lỗ 3,5 tỷ euro trong 3 tháng đầu năm. Dự đoán, từ nay đến cuối năm, con số thiệt hại này có thể lên đến 9 tỷ euro.

    Trong khi đó tại Anh, quốc gia thu hút đến hàng tỷ lượt khách du lịch mỗi năm từ khắp nơi trên thế giới, người ta ước tính rằng ngành may mặc sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, một phần bởi xu hướng tiết kiệm chi tiêu trong khủng hoảng. Cùng với đó, doanh số bán quần áo và giày dép cũng dự kiến sẽ giảm 11,1 tỷ bảng Anh (tương đương 13,06 tỷ USD).

    Tương tự, tại châu Á, trung tâm sản xuất hàng may mặc và giày dép của thế giới cũng đã phải hứng chịu nhiều hậu quả tàn khốc, đặc biệt là với các đơn vị sản xuất có sử dụng nguyên vật liệu từ Trung Quốc, dẫn đến việc nhiều đơn đặt hàng quần áo trị giá hàng tỷ đô la đã bị hủy bỏ.

    Stephanie Phair, giám đốc khách hàng tại Farfetch, nền tảng bán lẻ thời trang cao cấp trực tuyến nhận định, điểm yếu cơ bản trong hệ thống thời trang truyền thống là cách làm cũ từ việc định hướng thời trang người tiêu dùng theo mùa mà không cần quan tâm đến bất kỳ phản hồi nào của khách hàng.

    Đây là cơ hội hiếm có để các doanh nghiệp thời trang suy nghĩ lại về cách thức hoạt động để điều chỉnh theo nhu cầu của người tiêu dùng, tái tổ chức trong sản xuất, hướng tới sự linh hoạt và nhanh chóng, cũng như giảm thiểu tác động đến môi trường.

    Các thương hiệu tại Italy đang tự thiết lập một định hướng kinh doanh mới. Hand Picked, một thương hiệu do Giada sản xuất đang cố gắng hướng đến nhu cầu của một thị trường đang có sự dịch chuyển. Trong báo cáo doanh thu, H&M cho biết đang tập trung chuyển đổi dòng tiêu thụ sản phẩm sang các kênh bán hàng trực tuyến.

    Bảo An
    Ý kiến của bạn
    Hướng đến tương lai đô thị thông minh Hướng đến tương lai đô thị thông minh

    Thành phố thông minh là một trong những xu thế phát triển chủ đạo của các đô thị trên thế giới cũng như trong khu vực. Việt Nam là một trong những quốc gia đón đầu xu hướng này, và đang có nhiều chuyển biến tích cực cả về chính sách, môi trường đầu tư lẫn việc nghiên cứu, triển khai và ứng dụng thực tế tại các tỉnh, thành.