Xót ruột hóa đơn điện tăng gấp đôi, bà nội trợ lệnh 'thiết quân luật'

Cộng tác viên
08:00 AM 25/06/2020

Trước đợt nắng nóng cao điểm như hiện nay ở Hà Nội, nhà nhà phải bật điều hòa thì gia đình chị Tú cũng không ngoại lệ. Song, đi kèm là chi phí tiền điện tăng vọt, cao gấp đôi so với trước.

Đây là thực tế chi trả hóa đơn tiền điện của gia đình chị Nguyễn Minh Tú, 35 tuổi ở Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội). Chị Tú đang là kế toán vật tư một công ty cơ điện lạnh tại Hà Nội kiêm bán hàng online.

Chị Tú chia sẻ, gia đình chị có tất cả 5 thành viên, bao gồm mẹ chồng 70 tuổi, hai vợ chồng chị và 2 con trai (bé lớn 7 tuổi và bé nhỏ 5 tuổi). Vợ chồng chị hàng ngày sống trong căn nhà 2 tầng gồm 3 phòng ngủ. 

Hàng ngày vợ chồng chị Tú đều đi làm từ sáng đến tối mới về. Hai con trai chị cũng ăn bán trú tại lớp và đi học thêm tầm 20h tối thì các thành viên trong gia đình mới đủ quân số có mặt tại nhà.

Do đó, ở nhà hàng ngày chỉ có mẹ chồng chị bán hàng. Tuy nhiên, bà ở tầng 1 nên khá mát mẻ. Vì thế, bà chỉ bật quạt trần là chủ yếu mà không cần phải sử dụng tới điều hòa.

Những tháng bình thường, tiền điện nhà chị Tú hết trung bình từ 1,2-1,3 triệu đồng. Mức tiền này theo chị Tú là phù hợp và chấp nhận được. Song, tháng 6 cao điểm, dù vẫn dùng công suất như tháng 5 nhưng tiền điện nhà chị lại  tăng vọt lên 2,5 triệu/tháng, tăng gấp đôi so với những tháng trước.

Hóa đơn tiền điện các tháng trước chưa bị tăng vọt.

Cụ thể, người vợ 35 tuổi này kể, bình thường nhà chị có những thiết bị điện sau:

3 điều hòa: Có 3 điều hòa ở 3 phòng khác nhau nhưng nhà chị Tú chỉ sử dụng 1 điều hòa từ 18h tối đến 2h sáng. Thời điểm này 2 con chị vừa đi học về nên các con bật để sinh hoạt và lúc cả nhà đi ngủ.

8 bóng đèn: “Nhà mình thường chỉ bật 2 bóng đèn ở phòng ngoài cho các con học bài và 1 bóng đèn dưới nhà cho bà bán hàng”, chị Tú kể

3 chiếc quạt trần: Bật thường xuyên 2 cái cả ngày cho mẹ chồng bán hàng

Bếp từ: Ngày sử dụng 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần khoảng 15-30 phút.

2 tủ lạnh: Sử dụng 24/24

2 tivi: Chỉ bật lúc tối khi 2 con học bài xong (khoảng 2 tiếng)

1 máy giặt: giặt quần áo mỗi ngày 1 mẻ

1 nồi cơm điện: Dùng ngày 2-3 lần, mỗi lần 30-40 phút để cắm cơm.

Hóa đơn tiền điện gần 2,5 triệu của gia đình chị Tú tháng 4/2020.

Chia sẻ về lý do tiền điện tháng nắng nóng tăng vọt lên gấp đôi, chị Tú thú nhận: “Có thể do tháng này tiền điện tăng do giá mới tăng cao. Ngoài ra, ngày nắng nóng nên công suất sử dụng điều hoà của gia đình nhiều hơn”.

Với bà nội trợ này, tiền điện các tháng ở mức 1,2-1,3 triệu thì có thể chấp nhận, song tăng vọt lên gấp đôi như tháng vừa rồi thì bản thân chị khi đóng tiền điện cũng thấy xót ruột. Do đó, tháng sau chị Tú quyết định lên dây cót tinh thần cả gia đình, "thiết quân luật' để cắt giảm triệt để hơn hóa đơn tiền điện.

Chị Tú cho biết, hàng ngày chị cố gắng chỉ sử dụng thiết bị điện lúc cần thiết. Nhất là vào giờ cao điểm sẽ thực hiện tắt bớt đèn, phân chia giờ sử dụng các thiết bị điện hợp lý hơn.

Hóa đơn tiền điện tháng 5 và tháng 6 năm ngoái của gia đình chị Tú.

Ví như máy giặt có thể sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ, tầm 22h-23h. Máy bơm nước cắm lúc sáng sớm, tầm 6h sáng để theo dõi và kiểm soát tốt hơn. Đây là những thiết bị tiêu thụ điện năng khá cao. Bơm nước hay giặt 1 lần như vậy sẽ đạt hiệu quả cao, đỡ tốn điện, nước, xà phòng và thời gian.

"Mình sẽ phải lưu ý tắt công tắc ngay sau khi không sử dụng. Nếu quên tắt sẽ dẫn đến hư hỏng thiết bị hoặc tiêu thụ điện một cách vô lý”, chị Tú nói.

Thảo Nguyên
Ý kiến của bạn
Việt Nam tăng 2 bậc chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu Việt Nam tăng 2 bậc chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu

Năm 2024, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố Việt Nam tăng 2 bậc chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu so với năm 2023, xếp thứ 44/133 quốc gia, nền kinh tế.