Xu hướng tiêu dùng xanh ngày càng được quan tâm

Đầu tư và Tiếp thị
07:38 AM 06/11/2023

Kết phiên ngày 03/11, VN-Index vẫn giữ được đà tăng 1,31 điểm (0,12%) khớp ở mức 1176,78 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 756,483 triệu đơn vị, tương ứng hơn 15,4 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn có 253 mã tăng giá, 63 mã tham chiếu và 280 mã giảm giá.

HNX-Index giảm 0,22 điểm (0,1%) khớp ở mức 217,75 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 93,829 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1,6 nghìn đồng. Toàn sàn có 80 mã tăng giá, 56 mã đứng giá và 86 mã giảm giá.

UPCoM tăng 0,19 điểm (0,23%) khớp ở mức 84,16 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 39,403 triệu đơn vị, tương ứng hơn 480 tỷ đồng. Toàn sàn có 201 mã tăng giá, 112 mã đứng giá và 112 mã giảm giá.

photo-1699180979864

Tiêu dùng xanh đang trở thành vấn đề tất yếu. Người tiêu dùng hiện nay đã nhận thức được sự cần thiết của các hoạt động bảo vệ môi trường và thay đổi hành vi, thói quen để có các tác động tích cực đối với bảo vệ môi trường.

Theo khảo sát năm 2023 của Nielsen IQ cho thấy, 49% người tiêu dùng mang túi riêng, sử dụng túi tái chế; 47% chỉ mua đồ cần thiết, tránh lãng phí; 45% người tiêu dùng có ý thức phân loại rác tái chế và tiết kiệm điện.

Nghiên cứu cũng chỉ rõ, sự kỳ vọng của người tiêu dùng với doanh nghiệp về những sáng kiến và hành động thiết thực nhằm cải thiện môi trường. Theo đó, 38% người tiêu dùng đánh giá sáng kiến và hành động thiết thực của doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường là cực kỳ quan trọng.

Các nguyên tắc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn

Các chuyên gia cho rằng để chuyển đổi thành công sang mô hình kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp cần bảo đảm nguyên tắc. Cụ thể, bắt đầu từ việc thay đổi thiết kế sản phẩm gồm loại bỏ rác thải và ô nhiễm; tăng vòng đời sản phẩm và nguyên vật liệu; tái tạo các hệ sinh thái tự nhiên.

Mô hình này cần được doanh nghiệp áp dụng trong 5 giai đoạn gồm cải tiến thiết kế sản phẩm nhằm tăng khả năng tái chế và tái sử dụng; quá trình sản xuất hạn chế, không tạo ra rác thải; tiêu dùng có trách nhiệm; quản lý rác thải và biến chất thải thành nguồn nguyên liệu giá trị thông qua việc tái sử dụng và tái chế; cuối cùng là khâu thiết kế đóng vai trò quan trọng vì có thể giúp giảm rác thải ngay từ lúc sản phẩm chưa đến tay người tiêu dùng.

Hiện nay ở Việt Nam, người tiêu dùng đã dành ra sự quan tâm nhất định tới các sản phẩm thân thiện với môi trường, nhưng nhu cầu sử dụng các sản phẩm này chưa phải quá lớn. Bên cạnh đó, giá cả vẫn là yếu tố chi phối hàng đầu, với mức giá thành phẩm các nguyên liệu thân thiện môi trường hiện đang chênh lệch tới 30% so với bao bì thông thường, sẽ là rào cản lớn trong việc thay đổi hành vi và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Quá trình chuyển đổi cần sự tham gia của tất cả chủ thể trong xã hội

Đặc biệt, nhấn mạnh việc thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, khuyến khích phát triển nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường; có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế.

Cùng với đó, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới và phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Tuy nhiên, việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững vẫn còn một số hạn chế về sản xuất, phân phối sản phẩm thân thiện môi trường đến với người tiêu dùng về duy trì thói quen, hành vi tiêu dùng bền vững từ người tiêu dùng...

Sản xuất và tiêu dùng bền vững là một quá trình lâu dài, cần nhiều hơn nữa hoạt động trao đổi, chia sẻ để thường xuyên thu hút được sự quan tâm của xã hội, từ đó, kêu gọi cùng nhau thực hiện các thay đổi để hướng tới hiệu quả của sản xuất, tiêu dùng bền vững.

Đây cũng là quá trình đòi hỏi sự tham gia của tất cả chủ thể trong xã hội; trong đó, người tiêu dùng là nhân tố đóng vai trò quyết định, vừa là đối tượng thụ hưởng vừa là động lực, là mục tiêu để các chủ thể khác hướng tới.

Thực tế triển khai áp dụng của một số doanh nghiệp

Tại PGT Holdings (HNX: PGT), phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.

photo-1699180981499

Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:

SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.

SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Khép lại phiên giao dịch ngày 3/11/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,200 VNĐ./


Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:‏

‏Website: ‏‏‏https‏‏://‏‏pgt‏‏-‏‏holdings‏‏.‏‏com

Facebook: ‏‏https‏‏://‏‏www‏‏.‏‏facebook‏‏.‏‏com‏‏/‏‏PGTHOLDINGS‏‏‏‏‏‏

‏‎Youtube: ‏‏https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured


PV
Ý kiến của bạn
Cuộc đua "hút" CASA của ngân hàng ngày càng gay cấn Cuộc đua "hút" CASA của ngân hàng ngày càng gay cấn

Cuộc đua gia tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đang ngày càng trở nên gay cấn trong hệ thống ngân hàng. Nhưng trong môi trường lãi suất thấp như hiện tại, việc "hút" CASA không hề dễ dàng.