Xu thế dòng tiền: Dòng tiền vẫn đang phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu
"Nhìn chung tình hình giữa Nga và Ukraine sẽ tiếp tục là vấn đề đáng lưu tâm nhất thời điểm hiện tại đối với giới đầu tư. Những động thái theo hướng giảm căng thẳng cũng như leo thang căng thẳng có thể sẽ "lái" thị trường theo hướng mà không ai có thể đoán trước được.
Tuy nhiên, nếu theo dõi kỹ thì có thể thấy là thị trường Việt Nam phản ứng khá tốt trước những thông tin tiêu cực ra gần đây khi chỉ điều chỉnh nhẹ và nhanh chóng bật lên phiên sau đó. Điểm đáng lo ngại lúc này là việc nhóm ngân hàng đang có dấu hiệu bị bán tương đối mạnh thể hiện qua việc thanh khoản nhóm này gia tăng mạnh trong tuần. Còn các nhóm ngành khác nhìn chung vẫn tương đối ổn.
Trong tuần trước đóng cửa ngày 4/3/2022, VN-Index tăng 0,33 điểm (0,02%) lên 1.505,33 điểm, HNX-Index tăng 1,28 điểm (0,28%) lên 450,59 điểm, UPCoM-Index tăng 0,1 điểm (0,09%) đạt 113,29 điểm.
Thị trường có thể sẽ tiếp tục xuất hiện các nhịp tăng giảm đan xen và chỉ số VN-Index vẫn có thể còn biến động trong vùng 1,480 – 1,512 điểm. Đồng thời, dòng tiền vẫn đang phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu cho nên các nhà đầu tư nên chú ý vào xu hướng ở từng cổ phiếu, nên hạn chế giải ngân mới vì khả năng thị trường vẫn có thể sẽ xuất hiện thêm nhịp giảm.
Tuy nhiên, quay trở lại trong ngày 2/3/2022, cổ phiếu ngân hàng chìm trong sắc đỏ. Bên cạnh việc phải chịu áp lực từ phía nhà đầu tư trong nước, nhóm cổ phiếu này còn bị khối ngoại xả nhiệt tình.
Cổ phiếu mua/bán ròng của khối ngoại phiên ngày 2/3/2022.
Trên HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 28,7 triệu đơn vị, giá trị 1.116,5 tỷ đồng và bán ra với khối lượng 55,3 triệu đơn vị, giá trị 2.281,8 tỷ đồng. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trên sàn này 26,6 triệu đơn vị, tương ứng bán ròng 1.165,3 tỷ đồng.
Trên HNX, khối ngoại mua ròng 4,9 tỷ đồng.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 26,5 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 1.150,8 tỷ đồng; trong khi phiên giao dịch hôm qua vẫn ròng 9 triệu đơn vị, tổng giá trị là mua ròng 126,5 tỷ đồng.
Dự đoán thị trường chứng khoán từ 7/3 – 11/3/2022
Tình hình căng thẳng kéo dài tại khu vực Đông Âu dẫn đến lo ngại hạn chế nguồn cung đối với thị trường hàng hóa thế giới, đẩy giá tăng cao, các doanh nghiệp niêm yết đang hoạt động sản xuất dầu mỏ, sắt thép, hóa chất, phân bón, thủy sản… được hưởng lợi trực tiếp từ việc giá bán ra và sản lượng tiêu thụ đều tăng. Thanh khoản thị trường tiếp tục tăng và nhóm cổ phiếu chứng khoán được quan tâm.
Xu hướng giao dịch của VN-Index trong tuần giao dịch tới 7/3-11/3 có thể vẫn dao động nhẹ, giằng co và tích lũy quanh 1.500 điểm để chờ cơ hội bứt phá.
Dòng tiền chực chờ cơ hội mới với chứng khoán
Các chuyên gia cho biết, thị trường hiện đang trong xu hướng đi ngang nhưng dòng tiền vẫn đang chực chờ cơ hội mới, với số tiền gửi của các nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán đã lên đến mức kỷ lục từ trước đến nay - 90.000 tỷ đồng
Về mặt tích cực, dòng tiền đầu tư trực tiếp sẽ tiếp tục tìm đến những nước đang phát triển để mở rộng hoạt động đầu tư, họ sẽ làm những nhà máy, nhà xưởng để tạo ra sản phẩm, hàng hóa tại những nước đang phát triển như Việt Nam. Minh chứng là đầu năm 2022, tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam tăng trưởng rất mạnh và tỷ lệ vốn giải ngân lên đến 9 tỷ USD.
"Khi tăng trưởng kinh tế được kích thích lớn, dòng tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư trên thị trường tìm sẽ đến những kênh như thị trường chứng khoán hay đầu tư bất động sản. Năm 2021, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 1 tỷ USD, tương đương hơn 20 nghìn tỷ đồng, nhưng thực tế họ chưa chuyển tiền ra khỏi Việt Nam, dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục nằm lại trên thị trường."
Hiện có rất nhiều quỹ đầu tư đến từ các nước thuộc châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản liên tục tăng vốn để đầu tư vào CTCK Việt Nam và tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần, rất nhiều CTCK gần như 100% là vốn của nước ngoài. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho thị trường, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang có nỗi lo về việc dòng vốn rút ra phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì đã có dòng vốn trực tiếp nước ngoài bù vào.
Trước đây chỉ thấy các nhà đầu tư chuyên nghiệp nhưng hiện nay, đối tượng quan tâm đến thị trường chứng khoán đã mở rộng. Khi mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp, đầu tư chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn dựa trên khả năng sinh lời cũng như tính thanh khoản rất cao. Thêm nữa trong năm 2021, do nhu cầu sử dụng margin (là giao dịch mua chứng khoán có sử dụng tiền vay của công ty chứng khoán, trong đó chứng khoán có được từ giao dịch này và các chứng khoán khác được giao dịch ký quỹ của nhà đầu tư được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay trên.) lớn từ nhà đầu tư nên đa số các CTCK đã thực hiện tăng vốn điều lệ lên khoảng hơn 2 lần so với năm 2020. Nguồn vốn này bổ sung thêm cho thị trường khoảng 80.000 - 100.000 tỷ đồng, giúp các CTCK cải thiện năng lực tài chính, năng lực cho vay và quy mô đầu tư.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ với những ưu thế đầy triển vọng.
Mã cổ phiếu PGT của doanh nghiệp PGT Holdings trên sàn HNX chính là một trong những ví dụ điển hình về mã "cổ phiếu tiêu chuẩn".
PGT Holdings có mức vốn hóa vừa và nhỏ
PGT Holdings (HNX:PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2016, PGT đã thành lập công ty con: Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư. Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.
Hiện tại doanh nghiệp đang được quản lý bởi CEO người Nhật Bản ông Kakazu Shogo (người có kinh nghiệm 10 năm tại thị trường Việt Nam), người sẽ đưa PGT Holdings nhảy vọt trong lĩnh vực M&A trong thời gian tới. PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Giá trị cổ phiếu PGT sau cột mốc tết Nhâm Dần
Khép lại giao dịch tháng 2/2022, cổ phiếu PGT vẫn nằm trong vùng điểm tăng trưởng đã được các chuyên gia chứng khoán dự đoán trước đó (giá cổ phiếu 10,400 – 11,400 VNĐ). Đặc biệt ngày 14/2, mã PGT ghi nhận khớp lệnh thành công với khối lượng 997,301 cổ phiếu, tạo nên cột mốc thanh khoản mới đầy sự bứt phá trong đầu năm 2022 của doanh nghiệp. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng sang tháng 3/202 cổ phiếu PGT Holdings sẽ "ăn nên làm ra" hơn nữa.
Thống kê giao dịch của cổ phiếu PGT.
Nhìn chung mã cổ phiếu tuần này của PGT Holdings vẫn nằm trong khoảng quá an toàn và vùng giá mà các chuyên gia chứng khoán, các nhà đầu tư nên mua vào giữ trong danh mục trung và dài hạn. Thêm vào đó, một vài ý kiến của các nhà đầu tư giá trị lại cho rằng đôi khi chính sự giảm giá nhẹ của cổ phiếu ngành M&A lại là cơ hội tốt để mua vào với tầm nhìn dài hạn.
Khép lại phiên giao dịch ngày 4/3/2022, cổ phiếu PGT đóng cửa với mức giá 10,300 VNĐ.
Thông tin minh bạch và kế hoạch đầu tư dài hạn
Dẫu vậy các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu PGT Holdings tuần này lại khá chú ý tới thông tin kế hoạch của PGT Holdings với tỉnh Đồng Tháp.
Công ty PGT Holdings đề xuất hợp tác nhiều lĩnh vực với Đồng Tháp.
Ngày 23/2/2022 vừa qua, CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo (Đại sứ thiện chí của tỉnh Okinawa tại Việt Nam) đã có một buổi trao đổi, làm việc trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch hợp tác năm 2022. Trong năm 2022, PGT Holdings mong muốn sẽ luôn hỗ trợ, kết nối các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên, xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi… Một lần nữa khẳng định triết lý kinh doanh của PGT Holdings xây dựng "Giá trị bền vững" cho doanh nghiệp nói riêng và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp và Việt Nam nói chung.
Bên cạnh đó cũng phải nói tới báo cáo tài chính quý 4 của công ty, bệ đỡ để các nhà đầu tư rót vốn vào doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021 của PGT Holdings.
Kết quả là quý 04 năm 2021, PGT đã thoát lỗ so với cùng kỳ năm trước và ghi nhận lãi ròng hơn 597 triệu đồng. Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của PGT ghi nhận hơn 60 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm. Trong đó, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hơn 10,2 tỷ đồng, tăng gấp ba lần con số đầu năm, với toàn bộ đến từ chứng khoán kinh doanh.
Trong những năm qua PGT với lợi thế kinh doanh trong lĩnh vực M&A (mua bán & sáp nhập) và được đánh giá là kênh huy động vốn hiệu quả, động lực lớn giúp nền kinh tế trong nước tái cơ cấu tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng. Nhiều thương vụ M&A đã được PGT triển khai với giá trị lớn đã diễn ra bất chấp khó khăn của dịch bệnh.
Trong năm 2022 sẽ là một năm mà PGT Holdings tiếp tục đem lại những điều bất ngờ, những thương vụ giá trị hơn nữa để đem lại giá trị sinh lời cho các cổ đông. Vì vậy PGT Holdings rất đáng để nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn.
pvTheo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng lượng tiền gửi của cả dân cư và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại thời điểm tháng 8 vào ngân hàng thương mại đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với hơn 13.763.230 tỷ đồng.