Xu thế TTCK: Dòng tiền đang về đâu, nhà đầu tư nên làm gì?
Khép lại phiên giao dịch của ngày 24/6/2022, VN-Index giảm 3,4 điểm xuống 1.185,48 điểm. Toàn sàn có 239 mã tăng, 223 mã giảm và 50 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 1,25 điểm xuống 275,93 điểm. Toàn sàn có 115 mã tăng, 70 mã giảm và 57 mã đứng giá.
UPCoM-Index tăng 0,4 điểm lên 87,1 điểm.
Về thanh khoản thị trường tiếp tục giảm, với tổng giá trị khớp lệnh đạt 12.022 tỷ đồng; trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm xuống 10.179 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng khoảng 80 tỷ đồng trên HoSE.
Việc thị trường phân hóa mạnh yếu rõ rệt ở các cổ phiếu được dự kiến sẽ còn kéo dài, khi điểm tựa duy nhất có thể kỳ vọng trước mắt là kết quả kinh doanh quý 2/2022. Các chuyên gia giới thiệu khá nhiều những nhóm ngành được hưởng lợi trong bối cảnh kinh tế hiện tại, nhưng cũng nêu rõ nên đặt mục tiêu đầu tư dài hạn. Các giao dịch ngắn hạn không dành cho số đông và phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cá nhân và cổ phiếu tốt vẫn có thể rủi ro ngắn hạn nếu xác định điểm vào không đúng.
Về mặt kỹ thuật, trong ngắn hạn các chuyên gia không đánh giá cao rủi ro VN-Index sẽ thủng đáy tháng 6. Mặc dù các yếu tố ngoại biên đang tác động mạnh, nhiều chỉ số chứng khoán quốc tế đã thủng đáy tháng 5, nhưng thị trường trong nước vẫn có sức đề kháng riêng. Giai đoạn tháng 4, tháng 5, chứng khoán Việt Nam giảm nhanh hơn thế giới do yếu tố nội tại, nên lúc này giảm chậm hơn là điều bình thường. Mặt khác, các yếu tố rủi ro mà thế giới phải đối mặt hiện tại như lạm phát, lãi suất tăng chưa xuất hiện tại Việt Nam, dù trong dài hạn vẫn sẽ là điều cần quan tâm.
Thời điểm thị trường Việt Nam giảm xuống mốc 1.156 điểm là sự hội tụ của diễn biến tiêu cực trên thị trường chứng khoán toàn cầu kết hợp với nhiều thông tin. Thực tế trong giai đoạn đó chỉ số VN-Index lao dốc mạnh hơn phần lớn các thị trường trong khu vực. Do vậy, ở nhịp điều chỉnh hiện tại, chỉ số VN-Index diễn biến bớt tiêu cực hơn các chỉ số chứng khoán toàn cầu là điều có thể hiểu được.
Dù diễn biến chứng khoán thế giới vẫn đang hết sức khó lường và có ảnh hưởng lớn đến thị trường trong nước,các kỳ vọng các chỉ tiêu vĩ mô quý 2 tới đây được công bố cùng mùa báo cáo lợi nhuận sẽ hỗ trợ tốt giúp chỉ số VN-Index không thủng mốc 1.156 điểm.
NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành
Ngày 18/6/2022, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức họp báo để thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và định hướng điều hành những tháng cuối năm 2022.
Trả lời các nội dung liên quan đến điều hành tỷ giá, lãi suất, tín dụng, giá vàng và xử lý nợ xấu, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục kiên định mục tiêu điều hành linh hoạt kiểm soát lạm phát góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Ông Tú cho biết, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, đồng thời sẵn sàng cung ứng đủ nguồn vốn cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.
Theo đó, NHNN điều hành nghiệp vụ thị trường mở chủ động, linh hoạt nhằm đảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng (TCTD), góp phần ổn định thị trường tiền tệ.
Về điều hành lãi suất, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành mặc dù chịu áp lực từ xu hướng nới lỏng tiền tệ, tăng lãi suất trên toàn cầu, nhằm tạo điều kiện để TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất - kinh doanh.
Thông tin thêm tại cuộc họp, Ông Phạm Chí Quang Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ NHNN cho biết, sau khi Fed điều chỉnh lãi suất ngày 15/6 với mức điều chỉnh lớn nhất kể từ 1994 trở lại đây, thị trường trong nước biến động rất nhẹ, lãi suất huy động và cho vay được duy trì ổn định. Đây là một sự nỗ lực rất lớn trong điều hành và NHNN đã thực hiện đúng tôn chỉ bám sát điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt phù hợp với tình hình thị trường trong và ngoài nước, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ; qua đó, góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế và ổn định lạm phát.
Về điều hành tín dụng, bà Hà Thu Giang Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, ngay từ đầu năm 2022, NHNN đã có chỉ đạo, định hướng tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; kết quả, đến ngày 9/6/2022, tín dụng tăng 8,15% so với cuối năm 2021, tăng 17,09% so với cùng kỳ năm 2021, phù hợp với diễn biến tích cực hơn của nền kinh tế. Nhờ đó, đã góp phần kích hoạt mạnh mẽ các hoạt động kinh tế, tạo đà phục hồi các chỉ số vĩ mô, từ đó giúp nền kinh tế dần khôi phục và tăng trưởng.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú thông tin thêm, định hướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 14% nhưng sẽ có điều chỉnh tùy theo nhu cầu thực tế của nền kinh tế. Đồng thời, ngành ngân hàng tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ tại các TCTD theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 và các Thông tư sửa đổi, bổ sung; chính sách giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng; chương trình cho vay trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất; các giải pháp về miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán…
Cơ hội nào cho những cổ phiếu vừa và nhỏ?
Trong bối cảnh thị trường đang ít dần thông tin cùng những diễn biến vô cùng khó đón của TTCK, có lẽ giá trị nội tại của doanh nghiệp chính là yếu tố tất yếu mà các nhà đầu tư đang quan tâm. Mã PGT trên sàn HNX sẽ là một gợi ý để các nhà đầu tư tìm hiểu.
PGT Holdings (HNX: PGT) có tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng.
Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.
Năm 2021, Vĩnh Đại Phát_công ty con của PGT Holdings đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Thông tin minh bạch, chính xác tới các nhà đầu tư trong tháng 6/2022
Ngày 16/6/2022 vừa qua, PGT Holdings vừa thông báo tới quý cổ đông và các nhà đầu tư thông tin: PGT sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ. PGT sẽ hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn niêm yết cho các công ty của Việt Nam.tôi tin chắc rằng PGT sẽ có thể giúp các công ty Việt Nam và các công ty Nhật tại Việt Nam phát triển hơn nữa.
Cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.
Đối với thị trường trong nước, PGT với tư cách là nhà tư vấn tài chính doanh nghiệp chiến lược sẽ liên kết với các công ty chứng khoán , công ty luật, cũng như công ty kiểm toán chuyên về lĩnh vực hỗ trợ các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Ngoài ra, đối với thị trường nước ngoài, PGT tập trung vào thị trường Mỹ (Nasdaq), và PGT có đội ngũ chuyên gia am hiểu thị trường này nên có thể hỗ trợ chính sách vốn bằng nguồn vốn nước ngoài, từ đó cấp vốn cho các công ty Việt Nam. Chúng tôi hỗ trợ các mối quan hệ với các nhà đầu tư thông qua IR, PR, v.v.."
Thêm vào đó ngày 20/6/2022, PGT công bố thông cáo báo chí: Công ty Cổ phần PGT Holdings hợp tác kinh doanh với Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA "BowNow" thị phần cung cấp số 1 Nhật Bản tại Việt Nam.
Bằng cách phổ biến "BowNow", PGT Holdings sẽ hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số kinh doanh và dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Thống kê khối lượng và giá của cổ phiếu PGT.
Khép lại phiên giao dịch ngày 24/6/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 6,600 VNĐ
Một lần nữa khẳng định, với những tầm nhìn chiến lược cùng những bước đi đầy vững chắc và kinh nghiệm hoạt động trong đa lĩnh vực trên toàn cầu, PGT sẽ giúp các nhà đầu tư/ doanh nghiệp Việt Nam mở ra những cơ hội mới tối ưu chi phí và khách hàng tiềm năng.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) vừa có văn bản góp ý Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) gửi Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội và Bộ Tài chính. Trong đó, VDCA đề xuất mức thuế suất 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số, giải trí số.