Xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Địa phương
09:26 AM 04/08/2022

Gần sáng nay (4/8), vùng áp thấp hình thành trên khu vực phía Bắc biển Đông đã nhanh chóng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 7 giờ 4/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở vào khoảng 22,3 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông; trên vùng bờ biển phía Đông Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (từ 40-50km/giờ), giật cấp 8. Vùng gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 có bán kính khoảng 70km tính từ tâm ATNĐ trở ra.

Xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên biển Đông - Ảnh 1.

Xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi vào đất liền tỉnh Quảng Đông rồi suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 7 giờ ngày 5/8, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 23,6 độ Vĩ Bắc; 111,9 độ trên khu vực phía Tây tỉnh Quảng Đông. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Vùng nguy hiểm có gió mạnh cấp 8, giật cấp 8 trên biển Đông trong 24 nằm trong khoảng: Phía Bắc vĩ tuyến 20,5 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 113,5 đến 117,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu ATNĐ, phía Bắc khu vực Bắc biển Đông ngày 4/8 có gió xoáy mạnh cấp 6. Giật cấp 8, biển động, sóng biển cao từ 2-3m. Độ rủi ro thiên tai đạt mức cấp 2-3. 

Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam có xu hướng hoạt động mạnh dần lên, ngày và đêm 4/8, khu vực Giữa và Nam biển Đông, bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa (Việt Nam), vùng biển tỉnh Bình Định đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy, gió giật mạnh cấp 6-7 và sét đánh.

Hải Minh
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.