Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tăng trưởng tốt tại thị trường Hà Lan

Xuất nhập khẩu
09:15 AM 14/06/2022

Những năm gần đây, thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển vô cùng mạnh mẽ, làm đòn bẩy cho nền kinh tế cả nước, đặc biệt là đánh bắt, nuôi, chế biến và xuất khẩu cá ngừ. Đặc biệt, việc Hà Lan và nhiều nước châu Âu mở cửa sau COVID-19 làm xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái, với kim ngạch hơn 8,5 triệu USD.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm 2022, Hà Lan là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 2 trong khối Liên minh châu Âu (EU) và thứ 7 trong số những nước nhập khẩu cá ngừ Việt Nam với kim ngạch đạt hơn 8,5 triệu USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong số các nước EU, đây là thị trường có sự tăng trưởng tốt liên tục từ đầu năm nay. Từ sau khi Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực, có nhiều ưu đãi về thuế, mang lại nhiều cơ hội và thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam khi đưa hàng hóa sang các nước này. Thực tế từ tháng 8/2020 đến nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã vận dụng tốt C/O này để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu cá ngừ vào Hà Lan.

Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tăng trưởng tốt tại thị trường Hà Lan - Ảnh 1.

Cá ngừ Việt Nam xuất khẩu sang Hà Lan tăng mạnh - Nguồn: VASEP

Hiện thị trường Hà Lan nhập khẩu nhiều thịt cá ngừ đông lạnh và cá ngừ đóng hộp của Việt Nam. Cho tới nay, Hà Lan là thị trường xuất khẩu thường xuyên của hơn 20 doanh nghiệp cá tra Việt Nam. Trong đó, 3 doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang thị trường này trong 4 tháng đầu năm 2022 là: Công ty TNHH Cá Ngừ Việt Nam (Tuna Vietnam); Công ty TNHH Thuỷ sản An Hải và Công ty CP FoodTech.

Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tăng trưởng tốt tại thị trường Hà Lan - Ảnh 2.

Năm 2021, do chịu ảnh hưởng của COVID-19 làm giá cá ngừ nguyên liệu tăng, chi phí vận tải đường biển tăng khiến xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Hà Lan không ổn định. Giá trị xuất khẩu chỉ đạt 15 triệu USD, giảm 10% so với năm 2020.

Sang năm 2022, các hạn ngạch ưu đãi được mở cửa trở lại, các nước châu Âu mở cửa sau đại dịch, nên cá ngừ sang Hà Lan khởi sắc.

Việt Nam hiện đang là nguồn cung cá ngừ ngoài khối EU lớn thứ 5 cho thị trường này sau Philippines, Mauritius, Ecuador và Seychelles. Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam hiện chiếm khoảng 7% giá trị nhập khẩu cá ngừ của Hà Lan trong 2 tháng đầu năm 2022.

VASEP dự báo, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong những tháng tới sẽ tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, hiện giá cá ngừ nguyên liệu trên thị trường thế giới vẫn chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt”, bên cạnh đó chi phí hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng tăng đã “bào mòn” lợi nhuận của doanh nghiệp và làm giảm khả năng cạnh tranh.

Bên cạnh đó, các nước đang đưa ra các giải pháp để kiềm chế lạm phát, khôi phục kinh tế.., dự kiến sẽ làm gia tăng cạnh tranh tại các thị trường. Đồng thời điều này có thể sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong những tháng tới.

HM (T/h)
Ý kiến của bạn
VSMCamp & CSMOSummit 2024 khởi động với gần 40 bài tham luận trong ngày đầu tiên VSMCamp & CSMOSummit 2024 khởi động với gần 40 bài tham luận trong ngày đầu tiên

Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 đã trở lại trong hai ngày 22-23/11/2024, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”. Trong ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện, hơn 60 diễn giả, chuyên gia; các cơ quan truyền thông, báo chí; những người hoạt động và có mối quan tâm tới lĩnh vực sales & marketing cùng sinh viên các trường Đại học đã hội tụ tại sự kiện sales và marketing lớn nhất năm.