Xuất khẩu cà phê Việt Nam sẽ vẫn đối diện nhiều khó khăn
Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời gian tới sẽ vẫn đối mặt với nhiều khó khăn khi dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng tại nhiều quốc gia châu Âu, trong khi một số quốc gia châu Á có nguy cơ trở thành tâm dịch thế giới.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 4/2021 xuất khẩu cà phê ước tính đạt 132.111 tấn, thấp hơn 22,1% so với tháng 3. Điều này cũng có nghĩa là tổng khối lượng cà phê xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm của nước ta đạt mức 584.981 tần, thấp hơn 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân của sự suy giảm trên được nhận định là do chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch COVID-19. Ngoài ra, sự cố tắc nghẽn kênh đào Suez thời điểm tháng 3/2021 cũng tác động tới việc lưu thông cà phê Việt Nam tới các thị trường châu Âu, Hoa Kỳ.
Cũng theo số liệu từ phía Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê sang khu vực châu Á tăng trong quý I/2021, trong khi xuất khẩu sang các châu lục khác đều giảm so với quý I/2020.
Tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang châu Á chiếm 45,33% tổng trị giá xuất khẩu trong quý I/2021, cao hơn so với 33,11% trong quý I/2020. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang châu Âu giảm từ 50,06% trong quý I/2020 xuống 41,12% trong quý I/2021.
Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời gian tới sẽ vẫn đối mặt với nhiều khó khăn khi dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng tại nhiều quốc gia châu Âu, trong khi một số quốc gia châu Á có nguy cơ trở thành tâm dịch thế giới.
Tuy nhiên, phân khúc cà phê hòa tan chất lượng cao toàn cầu được các chuyên gia dự báo có xu hướng tăng lên do nhu cầu làm việc tại nhà gia tăng đáng kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), nhu cầu tiêu thụ cà phê ở EU không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu. Đại dịch COVID-19 chỉ tác động tiêu cực lên thị trường cà phê EU trong ngắn hạn.
Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU trong ngắn hạn sẽ gặp khó khăn do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. Về dài hạn, dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê của EU rất lớn. Do đó, ngành hàng cà phê Việt Nam còn nhiều cơ hội để khai thác thị trường tiềm năng lớn này.
Theo đó, sự quan tâm ngày càng tăng đối với các loại cà phê chất lượng cao ở EU, đối với cả cà phê Arabica và Robusta mang lại cơ hội cho các nhà xuất khẩu cà phê. Việt Nam với lợi thế là một trong những nguồn cung cấp cà phê uy tín cho thị trường EU, cùng với Hiệp định EVFTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp cà phê Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào EU.
Huyền Thương (T/h)Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.