Xuất khẩu gạo Việt Nam thu về 4,41 tỷ USD
Theo Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT), 11 tháng năm 2023 xuất khẩu gạo của nước ta thu về 4,41 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vượt qua mốc 3,65 tỷ USD năm 2011, chính thức thiết lập kỷ lục lịch sử mới sau 34 năm tham gia thị trường thế giới.
Bộ NN-PTNT cũng cho biết, giá bình quân xuất khẩu gạo trong 11 tháng qua đạt giá gạo 568 USD/tấn, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, những ngày này, giá gạo 5% xuất khẩu của nước ta tăng mạnh và neo ở mức cao.
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, ngày 29/11, gạo Việt Nam loại 5% tấm xuất khẩu có giá 663 USD/tấn, vượt xa so với 625 USD/tấn gạo cùng loại của Thái Lan và 598 USD/tấn hàng Pakistan.
Tương tự, gạo 25% tấm của nước ta được giao dịch ở ngưỡng cao 643 USD/tấn - mức giá đắt đỏ nhất so với giá hàng cùng loại của các quốc gia xuất khẩu gạo top đầu thế giới.
Không chỉ đón tin vui về kim ngạch và giá gạo xuất khẩu, chiều 30/11, Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường còn thông tin gạo Việt Nam đạt giải Gạo ngon nhất thế giới năm 2023.
Theo ông Cường, năm nay có 3 doanh nghiệp Việt Nam với 6 loại gạo dự thi. Trong đó, Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí dự thi với gạo ST24 và ST25, Tập đoàn Lộc Trời dự thi gạo LT28 và Nàng Hoa 9, Tập đoàn Thái Bình Seeds dự thi gạo TBR39-1 và nếp A Sào. Kết quả chung cuộc, gạo Việt Nam trở thành gạo ngon nhất thế giới, gạo Campuchia xếp thứ 2, gạo Ấn Độ xếp vị trí thứ 3.
"Kết quả này thêm một lần nữa khẳng định chất lượng cũng như uy tín của gạo Việt trên thị trường quốc tế, khẳng định quá trình tái cơ cấu ngành lúa gạo của Việt Nam đi đúng hướng và gặt hái được những thành quả quan trọng", ông Cường nói thêm.
Thông tin gạo Việt Nam được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến hình ảnh gạo Việt cũng như việc xuất khẩu gạo của Việt Nam, đặc biệt gạo chất lượng cao. Đây cũng là động lực để các địa phương, doanh nghiệp và nông dân đầu tư vào sản xuất gạo chất lượng cao.
Huyền My (t/h)Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.