Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10 tỷ USD, tăng gần 24%
Sau 8 tháng, có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 62,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ ghi nhận giá trị xuất khẩu 10,3 triệu USD.
Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, tháng 8 năm nay, kim ngạch xuất khẩu lâm sản của nước ta ước đạt trên 1,45 tỷ USD. Luỹ kế 8 tháng năm 2024, xuất khẩu lâm sản thu về 10,97 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,24 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về thị trường xuất khẩu, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn là thị trường chính. Các thị trường này đã đổ một lượng lớn tiền để gom mua mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của nước ta trong thời gian qua.
Thực tế, thị trường đang phục hồi tích cực, đơn hàng gỗ mà các doanh nghiệp nhận được ngày càng nhiều hơn. Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 17,5 tỷ USD trong năm nay được nhận định sẽ hoàn thành.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho biết, nếu như mọi năm, tháng 4 đến tháng 8 là mùa thấp điểm sản xuất đồ gỗ thì năm nay, nhà máy hoạt động không ngừng nghỉ để sẵn sàng cung ứng lượng lớn hàng đồ gỗ nội thất phục vụ mùa lễ hội cuối năm cho các thị trường nước ngoài.
Dù có nhiều tín hiệu phục hồi tích cực, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của nước ta vẫn đang phải đối diện với những thách thức mới về cam kết quốc tế như tuân thủ quy định của châu Âu về chống phá rừng; trách nhiệm giải trình ngành gỗ để thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế theo luật Lacey (Mỹ); hay như cơ chế điều chỉnh biên giới carbon do Ủy ban châu Âu đề xuất…
Ngoài ra, giá cước vận tải biển vẫn neo cao, giá nguyên liệu gỗ nhập khẩu cũng tăng mạnh gây áp lực cho doanh nghiệp ngành hàng này. Do đó, những tháng còn lại của năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vẫn đối diện với nhiều thách thức.
Theo Viforest, ngành gỗ cần tập trung vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN dựa trên 5 trụ cột chính: kỹ thuật, công nghệ sản xuất, giảm phát thải, quản trị (chuyển đổi số), xúc tiến thương mại và xây dựng tiêu chuẩn giám sát nội bộ.
Viforest cũng kiến nghị và phối hợp với các bộ, ngành để hỗ trợ DN ứng phó với các vụ điều tra thương mại từ Hoa Kỳ; cập nhật thông tin chính sách từ các thị trường xuất khẩu trọng điểm; đề xuất tăng cường xúc tiến thương mại và hỗ trợ phòng cháy chữa cháy cho các nhà máy chế biến gỗ; và quản lý hội chợ chuyên ngành, xây dựng các hội chợ tầm quốc tế.
An Mai (t/h)Ngành ngân hàng Việt Nam là lĩnh vực có vai trò huyết mạch của nền kinh tế, do vậy việc tiên phong trong thực thi ESG sẽ tạo ra sự thúc đẩy lớn đối với các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng trong việc thiết lập những chuẩn mực mới về phát triển bền vững.