Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị thu về gần 50 triệu USD
Sự tăng trưởng ấn tượng của xuất khẩu gừng, nghệ không chỉ cho thấy tiềm năng lớn từ “mỏ vàng” dưới lòng đất, mà còn khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng gia vị toàn cầu.
Theo Hiệp hội Hồ Tiêu Việt Nam (VPA), Việt Nam đã xuất khẩu 29.544 tấn gừng, nghệ và gia vị khác trong năm 2024, đem lại doanh thu 59,5 triệu USD. So với năm 2023, mặc dù khối lượng giảm 15,5%, nhưng kim ngạch tăng 20,7%.
Các thị trường xuất khẩu chính của gừng, nghệ và gia vị của Việt Nam lần lượt là Ấn Độ, Bangladesh và Indonesia.
Hiện có 30 doanh nghiệp thành viên của VPA tham gia xuất khẩu gừng, nghệ, cùng với khoảng 80 doanh nghiệp khác ngoài VPA. Ba doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất là Synthiet Việt Nam, Expo Commodities và Phúc Lợi.
Sự tăng trưởng ấn tượng của xuất khẩu gừng, nghệ không chỉ cho thấy tiềm năng lớn từ “mỏ vàng” dưới lòng đất, mà còn khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng gia vị toàn cầu.
Củ gừng là mặt hàng quen thuộc, bình dân với người Việt Nam nhưng ra nước ngoài, gừng lại rất được ưa chuộng và được giá. Gừng Việt Nam thường được xuất khẩu dưới dạng đông lạnh, ngoài ra gừng chế biến của Việt Nam cũng được tiêu thụ khá mạnh, thường được dùng để làm gia vị và được sử dụng để hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa, giảm buồn nôn, giúp chống lại bệnh cúm và cảm lạnh thông thường.
Đối với nghệ, Việt Nam là một trong những quốc gia có diện tích trồng nghệ lớn nhất thế giới, với hơn 50.000 ha (tính đến năm 2021), chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông...
Nghệ, tinh bột nghệ là mặt hàng được nhiều quốc gia săn đón nhất. Tinh bột nghệ của Việt Nam được đánh giá có màu sắc đẹp, mùi thơm dễ chịu, giữ nguyên được hàm lượng curcumin trong nghệ, là hoạt chất có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và làm đẹp; chống ung thư, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ gan, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện trí nhớ và làm trắng da.
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu gia vị của Việt Nam sẽ đạt 2 tỷ USD vào năm 2025, với khối lượng khoảng 500.000 tấn. Hiện nay, Việt Nam đang giữ vị trí thứ ba thế giới về cung cấp và chế biến gia vị, chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc.
TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai và Hải Phòng là 5 địa phương có quy mô kinh tế (GRDP) lớn nhất cả nước trong 2024.