Xuất khẩu rau quả quý I/2025 chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD

Xuất nhập khẩu
03:26 PM 03/04/2025

Xuất khẩu rau quả quý I năm nay chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm hơn 2.800 tỷ đồng so với kỳ năm ngoái.

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3/2025 ước đạt 450 triệu USD, góp phần đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả 3 tháng đầu năm 2025 đạt 1,14 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024 (tương đương hơn 2.800 tỷ đồng).

Xuất khẩu rau quả quý I/2025 chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD- Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Mặt hàng rau quả của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với tỷ trọng chiếm 44,5% trong tổng giá trị xuất khẩu rau quả củ quý 1. Hai thị trường xuất khẩu rau quả lớn tiếp theo là Hoa Kỳ và Hàn Quốc với tỷ trọng giá trị xuất khẩu lần lượt là 9,6% và 6%. 

So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu hàng rau quả trong quý đầu năm nay sang thị trường Trung Quốc giảm 38,9%, thị trường Hoa Kỳ tăng 65,5%, thị trường Hàn Quốc tăng 0,1%. 

Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu lớn nhất, giá trị xuất khẩu hàng rau quả tăng mạnh nhất ở thị trường Anh với mức tăng 77,8% và giảm mạnh nhất ở thị trường Trung Quốc với mức giảm 38,9%...

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu rau quả quý I đạt gần 578 USD, tăng 17% so cùng kỳ, phản ánh nhu cầu tiêu thụ và chế biến trong nước tăng cao. Dù xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2024, ngành rau quả vẫn duy trì được cán cân thương mại dương, với xuất siêu đạt gần 562 triệu USD trong 3 tháng đầu năm.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, lý giải nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu rau quả là do mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường quốc tế.

Năm 2024, xuất khẩu sầu riêng đạt 3,4 tỷ USD, chiếm gần 50% kim ngạch toàn ngành rau quả (hơn 7,15 tỷ USD).

Tuy nhiên, từ đầu năm 2025, Trung Quốc yêu cầu tất cả các lô hàng sầu riêng nhập khẩu phải có kết quả phân tích dư lượng Cadimi và chất vàng O tại các phòng thí nghiệm được nước này công nhận. Quy định này không chỉ áp dụng với Việt Nam, mà với tất cả các nước xuất khẩu, khiến quy trình xuất khẩu trở nên phức tạp, kéo dài thời gian thông quan.

Bên cạnh đó, sầu riêng Việt Nam xuất khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) cũng phải chịu tăng tần suất kiểm tra tại biên giới từ 10% lên 20% do nhiều lần không tuân thủ các quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Ông Nguyên cho rằng, việc xuất khẩu rau quả sụt giảm trong quý I là bức tranh trái ngược hoàn toàn so với năm trước. Trong năm 2024, xuất khẩu rau quả liên tục tăng từ đầu năm, giúp ngành hàng rau quả thu doanh số kỷ lục với hơn 7,1 tỷ USD.

Song Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng chỉ ra 2 điểm yếu đối với ngành hàng rau quả là: phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc; phụ thuộc quá nhiều vào mặt hàng chủ lực sầu riêng.

Để xuất khẩu rau quả bền vững, ông Nguyên cho rằng vấn đề quan trọng là sản phẩm phải có chất lượng và liên tục được nâng cao để tạo cảm giác mới mẻ, hấp dẫn người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần nắm bắt yêu cầu của từng thị trường và từng bước nâng cao thị phần. Ngoài các sản phẩm rau quả tươi thì cần đầu tư phát triển những sản phẩm chế biến và chế biến sâu. Các bộ ngành cần tiếp tục đàm phán mở rộng thị trường cho những mặt hàng mới như bưởi, dừa, bơ, na, chanh không hạt...

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Tổng thu ngân sách quý I/2025 tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước Tổng thu ngân sách quý I/2025 tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước

Tổng thu ngân sách nhà nước quý I/2025 đã đạt khoảng 36,7% dự toán cả năm. Kết quả này có sự đóng góp của các khoản thu xuất phát từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đều có mức tăng trưởng tích cực.