Xuất khẩu rau quả Việt có thể mang về 10 tỉ USD

Xuất nhập khẩu
07:50 AM 20/08/2023

Theo nhiều chuyên gia, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam có thể đạt 10 tỷ USD/năm trong tương lai gần.

Rau quả là một trong những điểm sáng khi nhiều nông sản xuất khẩu khác đang chật vật tìm kiếm đơn hàng. Điểm sáng này, phần lớn nhờ thị trường chủ lực Trung Quốc đã tăng nhập khẩu trở lại.

Ngành nông nghiệp đang tập trung nhiều giải pháp, trong đó tăng cường liên kết tạo đầu ra ổn định, đảm bảo chất lượng, đa dạng hóa thị trường, hướng tới đạt mục tiêu xuất khẩu trên 5 tỷ USD.

Xuất khẩu rau quả Việt có thể mang về 10 tỉ USD - Ảnh 1.

Kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể đạt 10 tỷ USD/ năm trong tương lai gần (Ảnh minh họa)

7 tháng đầu năm, tỉnh Tiền Giang ghi nhận bước đột phá trong xuất khẩu, khi đạt 15 triệu USD, xấp xỉ bằng cả năm 2022.

"Hướng dẫn người dân đăng ký mã số vùng trồng, đăng ký mã số cơ sở đóng gói, vì thị trường Trung Quốc bắt buộc nên mình phải làm. Mình không làm thì người ta không công nhận. Vì vậy, đó là một trong những cái giải pháp mà chúng tôi cho rằng làm sao phải đưa tới người dân, người ta hiểu", ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, cho hay.

Với giá trị xuất khẩu 2,7 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2023, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định chưa bao giờ xuất khẩu rau quả đạt kết quả cao như hiện nay. Nếu giữ đà tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm nay, chắc chắn cả năm 2023 sẽ đạt trên 5 tỷ USD.

"Đó là hầu như chúng ta mới xuất khẩu thô, sản phẩm ở dạng quả tươi. Nếu đầu tư tốt hơn nữa cho chế biến sâu, làm tốt công tác giống, quy trình canh tác, khai thác tiềm năng, mở rộng thị trường thì con số 10 tỉ USD từ xuất khẩu rau quả Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được" - Thứ trưởng Tiến nói.

"Trong tương lai mình kỳ vọng mình sẽ có thị phần lớn nhất tại thị trường Trung Quốc. Chúng ta có lợi thế là nằm kế bên Trung Quốc nên chi phí vận chuyển, thời gian vận chuyển, tất cả đều ngắn và rẻ", ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định.

Tuy nhiên, để gia tăng trị giá xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, hàng rau quả của Việt Nam phải có chất lượng tốt, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam cần nắm vững và tuân thủ hệ thống quy định, tiêu chuẩn hiện hành của thị trường Trung Quốc. 

Doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật và tuân thủ quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc của thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, có chiến lược về logistics, xây dựng được các kho bảo quản nông sản ở các địa phương biên giới giúp bảo quản lâu hơn, giữ được chất lượng tốt khi đến thời hạn giao hàng...

Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện ngành rau quả vẫn có dư địa khai thác lợi thế ở thị trường EU khi Việt Nam được xóa bỏ đến 94% các dòng thuế cho rau quả. Đặc biệt, những tháng cuối năm, nhu cầu nhập khẩu của nhiều quốc gia vẫn cao. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam có thể đạt 10 tỷ USD/năm trong tương lai gần, khi tập trung xây dựng thương hiệu song song với xây dựng vùng sản xuất, vùng nuôi trồng chuyên canh tập trung, quy mô lớn dựa theo tín hiệu thị trường.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.