Xuất khẩu sắt thép ghi nhận mức tăng chưa từng có
Hai tháng đầu năm 2021, trong khi nhiều ngành hàng xuất khẩu lớn tuột mất cả tỷ USD thì xuất khẩu sắt thép đã có mức tăng chưa từng có, tăng 71,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu sắt thép đã ghi nhận đạt 1,568 triệu tấn, trị giá 1,123 tỷ USD. Theo Tổng cục Hải quan, nếu tính cả 603 triệu USD từ các sản phẩm sắt thép (tăng 26,4% so với cùng kỳ), thì kim ngạch xuất khẩu sắt thép, sản phẩm sắt thép vọt lên trên 1,7 tỷ USD.
Đóng góp cho tăng trưởng của ngành thép là các "ông lớn" dẫn dắt thị trường như Hòa Phát, Nam Kim, Hoa Sen…
Cụ thể tại mảng tôn mạ kẽm, trong tháng đầu tiên của năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát đã xuất khẩu 37.000 tấn thép xây dựng thành phẩm, tăng 38% so với tháng 1/2020. Ngoài ra, lượng phôi thép phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước đạt gần 140.000 tấn, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.
Tiếp đà tăng trưởng, sang tháng 2, Hòa Phát xuất một lô hàng hơn 12.000 tấn chủ yếu là các sản phẩm tôn mạ lạnh sang châu Mỹ. Ngoài thép xây dựng, Hòa Phát đang đẩy mạnh xuất khẩu ống thép, tôn mạ, thép rút dây, dây thép rút mạ kẽm, thép dự ứng lực…
Trong khi đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen cũng mở hàng năm 2021 bằng những lô hàng tôn mạ có giá trị lớn xuất khẩu đi Mỹ, Mexico, châu Âu, Đông Nam Á… Sản lượng xuất khẩu của Tập đoàn hiện đã vượt mốc 100.000 tấn/tháng.
Cùng với Hòa Phát và Hoa Sen, nhiều doanh nghiệp sản xuất sắt thép trong nước đang có lượng xuất khẩu tăng trưởng tốt trong những tháng đầu của năm 2021.
Nhận định về tiềm năng xuất khẩu thép năm 2021, các chuyên gia dự báo nhu cầu thép trong năm 2021 sẽ tăng từ 3% đến 5% so với năm 2020. Khi đó, vật liệu xây dựng nói chung, thép nói riêng sẽ là ngành được hưởng lợi lớn nhất, trong đó có các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đang được triển khai như cao tốc bắc - nam, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, sân bay quốc tế Long Thành. Ðặc biệt, thị trường bất động sản, nhà ở được dự báo sẽ "nóng" trở lại trong năm 2021 cũng là yếu tố giúp ngành thép tăng trưởng mạnh.
Ngoài ra, cơ hội từ hội nhập đặc biệt là việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA được kỳ vọng thúc đẩy ngành thép sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.
Đối với CPTPP, việc gỡ bỏ loạt thuế quan sẽ giúp các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc gia có lợi thế như Australia.
Theo Chứng khoán BSC, các nước thành viên CPTPP là nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất thép cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đơn cử, Australia là nước cung cấp than đá và quặng chủ yếu cho nước ta, lần lượt chiếm 25,7% và 22,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Ngoài ra, hơn 50% lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phôi cũng là từ các nước thuộc CPTPP. Một số thành viên như Canada, Malaysia cũng có nhu cầu lớn nhập khẩu nhiều thép thành phẩm.
Trong năm 2021, ngành thép Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều điều kiện, cơ hội để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới. Tiếp tục bứt phá hơn nhờ hưởng lợi từ việc đẩy mạnh đầu tư công cũng như thị trường bất động sản nhà ở có thể nóng trở lại. Ðiều này sẽ có tác động tích cực giúp ngành thép đạt mức tăng trưởng hai con số trong năm nay. Tuy nhiên, theo đánh giá, ngành thép vẫn phải xoay xở với cuộc khủng hoảng thừa, tình trạng này sẽ còn kéo dài nếu không có hoạch định về chiến lược phát triển một cách đồng bộ cũng như biết tận dụng các cơ hội xuất khẩu lớn đang mở ra.
Dương Dương (tổng hợp)“Với hạ tầng, hệ sinh thái du lịch hoàn thiện và khả năng tiếp cận thuận tiện, Phú Quốc có thể trở thành địa điểm tổ chức các sự kiện tầm cỡ thế giới như APEC. Phú Quốc đang ở giai đoạn vàng để phát triển toàn diện”, Phó Chủ tịch thường trực Hội Lữ hành G7 đánh giá.