Xuất khẩu sắt thép mang về 5,12 tỷ USD

Xuất nhập khẩu
04:16 PM 11/07/2022

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu sắt thép nửa đầu năm 2022 tăng trưởng 13,7% về trị giá so với cùng kỳ, đạt 5,125 tỷ USD, dù sản lượng xuất khẩu chỉ bằng 84,7% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu các sản phẩm từ sắt thép còn tăng mạnh hơn, đạt 2,438 tỷ USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ. Tổng cộng xuất khẩu sắt thép và sản phẩm từ sắt thép đạt 7,563 tỷ USD.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đánh giá, ngành thép Việt Nam đã có những bước tiến dài trong suốt hành trình 20 năm qua kể từ năm 2001, phát triển vượt bậc cả về quy mô sản xuất cũng như chủng loại sản phẩm.

6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu sắt thép tăng trưởng 13,7%, trị giá 5,125 tỷ USD. Ảnh: Báo Đầu tư

6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu sắt thép tăng trưởng 13,7%, trị giá 5,125 tỷ USD. Ảnh: Báo Đầu tư

Mặt hàng sắt thép năm qua có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất của ngành từ trước đến nay và có mặt trong danh sách 8 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD.

Giá xuất khẩu năm nay tăng hầu hết ở các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, giá xuất khẩu thép bình quân năm 2021 đạt trên 901 USD/tấn, tăng 68,8% so với năm 2020.

Thép Việt Nam không chỉ có mặt ở thị trường truyền thống là các nước Đông Nam Á, mà còn mở rộng ra các thị trường lớn, đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, xuất xứ và môi trường như các nước Mỹ, EU…

Cụ thể, các thị trường xuất khẩu chính gồm: ASEAN đạt 3,8 triệu tấn, trị giá đạt 3,1 tỷ USD, tăng 34,3% so với năm 2020. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 2,6 triệu tấn, đạt trị giá 1,7 tỷ USD, tăng 12,4%. Xuất sang EU đạt 1,6 triệu tấn, trị giá đạt khoảng 1,9 tỷ USD, tăng hơn 8 lần về trị giá so với năm 2020. Thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh với 1,1 triệu tấn, trị giá đạt 1,4 tỷ USD, tăng gấp 8 lần về trị giá so với năm 2020.

Tuy nhiên, kênh xuất khẩu vẫn có xu hướng chững lại, đặc biệt trong mảng tôn mạ, với sản lượng hàng tháng thấp hơn khoảng 30% so với mức đỉnh trong quý 4/2021. Theo SSI Research sự sụt giảm về sản lượng như vậy là do nhu cầu giảm ở các thị trường xuất khẩu chủ chốt (đặc biệt là Mỹ và EU), những thị trường mà trong điều kiện thuận lợi từng chiếm 60-70% sản lượng xuất khẩu tôn mạ của Việt Nam.

Thêm vào đó, xuất khẩu trong nửa cuối năm 2022 cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực từ các biện pháp bảo hộ mà EU áp đặt. EU gần đây đã bổ sung Việt Nam vào nhóm “các nước khác” với hạn ngạch nhập khẩu dành cho nhóm này là 2,1 triệu tấn thép mạ kẽm nhúng nóng (HDG) từ ngày 1/7/2021 đến 30/6/2022, và tăng 4%/năm trong 2 năm tới. 

Theo EU, sản lượng xuất khẩu HDG của Việt Nam sang châu Âu ước đạt 979 nghìn tấn vào năm 2021. Với điều chỉnh này, xuất khẩu từ Việt Nam sang EU có thể sẽ giảm trong thời gian tới. Tuy nhiên, đóng góp từ thị trường EU đối với xuất khẩu thép Việt Nam cũng đã giảm so với giai đoạn trước do giá thép EU giảm đáng kể trong những tháng gần đây.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.