Xuất khẩu tăng gần 420 triệu USD, EVFTA có thể làm "đòn bẩy" cho cá ngừ Việt Nam

Thị trường
04:14 PM 07/09/2020

Xuất khẩu cá ngừ trong 8 tháng đầu năm nay tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2017, đạt gần 420 triệu USD. Việc được hưởng ưu đãi thuế quan từ hiệp định EVFTA đang tạo ra sức hút cho các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam tại thị trường EU.

Theo thông tin từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, việc Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 đã tác động mạnh tới xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam sang EU.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cụ thể, theo cam kết trong hiệp định EVFTA, từ ngày 01/8/2020 các sản phẩm cá ngừ tươi sống và đông lạnh (trừ thăn/philê cá ngừ đông lạnh mã HS0304) của Việt Nam nhập khẩu vào EU sẽ được xóa bỏ thuế quan. Còn đối với các sản phẩm cá ngừ chế biến và đóng hộp, từ ngày 01/8 – 31/12/2020, 4.791 tấn các sản phẩm HS1604.14.11 (cá ngừ ngâm dầu thực vật đóng hộp); HS1604.14.18 (cá ngừ vằn được chế biến hoặc bảo quản, trừ thịt cá xé vụn, philê/loin và các sản phẩm tương tự ngâm dầu thực vật); HS1604.14.90 (cá thuộc họ cá ngừ bonito chế biến hoặc bảo quản, nguyên con hoặc cắt miếng, trừ thịt cá ngừ xé vụn); - HS1604.19.39 (cá thuộc họ Euthynnus chế biến hoặc bảo quản, nguyên con hoặc cắt miếng, trừ thịt cá ngừ xé vụn) và HS1604.20.70 (cá ngừ, cá ngừ vằn hoặc cá thuộc họ Euthynnus chế biến hoặc bảo quản loại khác, trừ dạng nguyên con hoặc cắt miếng) sẽ được miễn thuế khi nhập khẩu vào EU. Điều này giúp cho các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam có sức hút hơn đối với thị trường EU.

Hàng hóa nhập khẩu vào EU theo cơ chế TRQ sẽ được phân bổ theo cơ chế "doanh nghiệp đăng ký trước thì được cấp hạn ngạch trước" (first-come, first-serve), dựa vào ngày mà đơn xin cấp phép nhập khẩu được cơ quan hải quan của EU chấp thuận. Chính vì vậy mà các nhà nhập khẩu EU đã làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam từ rất sớm để có thể vận chuyển các lô hàng tới cảng ngoại quan tại các nước EU chờ sẵn để có thể thông quan vào ngày 01/8. Và điều này cũng chính là nguyên nhân khiến cho các lô hàng xuất khẩu sang EU trong tháng 7 tăng đột biến. Theo đó, tính đến hết tháng 6/2020, XK cá ngừ của Việt Nam sang EU giảm 17,3% so với cùng kỳ năm 2019. Nhưng bước sang tháng 7 XK cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này lại tăng 65% so với so với cùng kỳ.

Xuất khẩu cá ngừ trong 8 tháng của Việt Nam

Xuất khẩu cá ngừ trong 8 tháng của Việt Nam

Cũng theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho biết, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 8 đạt hơn 63 triệu USD, tăng 20% so với tháng 8/2017. Do đó, XK cá ngừ trong 8 tháng đầu năm nay vẫn tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2017, đạt gần 420 triệu USD. Sự tăng trưởng này có được nhờ sự tăng trưởng XK các sản phẩm thăn/philê cá ngừ tươi sống, đông lạnh, khô và cá ngừ chế biến khác so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, cũng là nhờ sự phục hồi XK sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Mexico trong tháng 8.

XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 8 đạt hơn 63 triệu USD, tăng 20% so với tháng 8/2017. Do đó, XK cá ngừ trong 8 tháng đầu năm nay vẫn tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2017, đạt gần 420 triệu USD. Sự tăng trưởng này có được nhờ sự tăng trưởng XK các sản phẩm thăn/philê cá ngừ tươi sống, đông lạnh, khô và cá ngừ chế biến khác so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, cũng là nhờ sự phục hồi XK sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Mexico trong tháng 8.

Mỹ

Sau 6 tháng sụt giảm liên tục, XK cá ngừ sang Mỹ đã phục hồi trong tháng 8. Giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ trong tháng này đạt hơn 21 triệu USD, tăng 4% so với tháng 8/2017. Tuy nhiên, do lượng tăng không nhiều nên tính đến hết tháng 8/2018, giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ vẫn giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 139 triệu USD.

Hoa Kỳ đã đề xuất thêm 10% thuế quan đối với các sản phẩm NK từ Trung Quốc và điều này bao gồm các loài thương mại chính. Cá ngừ vằn tươi và đông lạnh, cá ngừ albacore, cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to và cá ngừ vây xanh phải chịu thêm thuế. Các mức thuế bổ sung đối với thăn các ngừ có khả năng tác động đáng kể đến cả ngành công nghiệp cá ngừ của các nước như các nhà máy đóng hộp của Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào các loại thăn được nấu chín từ Trung Quốc. Điều đã khiến Mỹ phải quay sang tìm kiếm các nguồn cung thay thế từ các nước trong đó có Việt Nam

EU

Trong tháng 8, XK cá ngừ của Việt Nam sang EU vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt. Giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang EU trong tháng này đạt 18,9 triệu USD, tăng gần 30% so với tháng 8/2017, nâng tổng giá trị XK trong 8 tháng đầu năm lên hơn 102 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

XK cá ngừ của Việt Nam sang Đức, thị trường NK cá ngừ nhiều nhất của Việt Nam trong khối EU vẫn tiếp tục giảm. Trong khi XK sang Hà Lan và Tây Ban Nha vẫn tăng trưởng tốt so với cùng kỳ. Đáng chú ý, XK cá ngừ sang Hà Lan trong tháng 8 tăng vọt ấn tượng gần 166% so với tháng 8/2017.

Năm nay, theo các DN mặc dù bị cảnh báo thẻ vàng, nhưng do giá trung bình XK cá ngừ sang EU cao hơn so với năm trước nên tình hình XK sang thị trường này vẫn tăng so với cùng kỳ.

Israel

Liên tục tăng trưởng từ tháng 3 trở lại đây, XK cá ngừ sang Israel đã giảm so với cùng kỳ. Giá trị XK cá ngừ sang thị trường này trong tháng 8 chỉ đạt 7,3 triệu USD, giảm 29%, nâng tổng giá trị XK trong 8 tháng đầu lên hơn 48 triệu USD. Do tăng trưởng tốt trong 5 tháng trước đó nên tổng giá trị XK 8 tháng vẫn tăng 49% so với cùng kỳ năm 2017. Và Israel tiếp tục là thị trường XK cá ngừ lớn thứ 3 của Việt Nam

ASEAN

XK cá ngừ sang ASEAN trong tháng 8 vẫn tăng trưởng tốt. Đặc biệt, giá trị XK cá ngừ sang thị trường  Thái Lan tăng trưởng ấn tượng 151% so với tháng 8/2017. Nhờ vậy, ASEAN vẫn tiếp tục là thị trường XK lớn thứ 4 của các DN cá ngừ Việt Nam với tổng giá trị XK trong 8 tháng đầu năm đạt 33 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2017.

Với sự tăng trưởng vượt bậc tại các thị trường trong tháng 8, có thế thấy việc được hưởng ưu đãi thuế quan từ hiệp định EVFTA đang tạo ra sức hút cho các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam tại thị trường EU. Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA tạo ra cơ hội phục hồi cho ngành cá ngừ Việt Nam trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường gặp khó khăn do tác động của Covid-19.

Hồng Nhung
Ý kiến của bạn