Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh từ khi EVFTA có hiệu lực
Hiệp hội Chế biến Thủy sản Việt Nam dự báo, xuất khẩu thủy sản trong tháng 3/2021 sẽ đạt khoảng 640 triệu USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước do cơ hội từ EVFTA mang lại.
Kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức đi vào thực thi (từ ngày 1/8/2020), doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận và tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định này. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU. Trong đó, mặt hàng thủy sản đã đạt được mức tăng trưởng khá.
Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), lũy kế 2 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản đạt trên 1 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ 2020.
Cụ thể, cá tra và tôm tiếp tục là 2 điểm sáng trong xuất khẩu thủy sản. Theo đó, xuất khẩu cá tra trong tháng 1/2021 đạt 123,5 triệu USD, tăng 22% và tháng 2 đạt 90 triệu USD, giảm 17%. Lũy kế xuất khẩu cá tra 2 tháng đầu năm đạt 214 triệu USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Còn xuất khẩu tôm tháng 2 ước đạt gần 160 triệu USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 2 tháng đầu năm xuất khẩu tôm đạt trên 380 triệu USD, giảm nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, xuất khẩu tôm chân trắng đạt 304 triệu USD, chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, xuất khẩu các mặt hàng hải sản sau 2 tháng đầu năm nay cũng đạt gần 420 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.
Với đà xuất khẩu này, VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 sẽ đạt khoảng 640 triệu USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó các sản phẩm sang Mỹ, EU và các nước thành viên Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ duy trì tích cực nhờ nhu cầu cao và đòn bẩy từ các hiệp định thương mại.
VASEP cho rằng, để tận dụng được các ưu đãi từ thị trường EU sau EVFTA và các thị trường khác, cần thiết phải tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm. Bởi sản phẩm không chỉ muốn là bán được mà còn phải cạnh tranh với các quốc gia khác khi họ cũng có khả năng phát triển rất nhanh như Ấn Độ, Indonesia… Hiện khó có thể giảm giá thành, nên để cạnh tranh, chỉ còn cách tạo sự khác biệt về mặt chất lượng để thuyết phục khách hàng chấp nhận mua sản phẩm của Việt Nam với mức giá cao hơn.
Hoàng MaiĐó là nhận định của TS. Dư Văn Toán, Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng đi đột phá để đảo Cát Bà thực sự vươn tầm thế giới, trở thành “hình mẫu” cho các nơi khác.