Ý nghĩa của vốn điều lệ công ty đối với nhà đầu tư trên TTCK?

Đầu tư và Tiếp thị
07:48 AM 21/09/2022

Vốn là yếu tố quan trọng nhất cần được quan tâm khi thành lập doanh nghiệp. Trong đó, vốn điều lệ là một thành phần quan trọng, được quy định trong luật. Bạn có đang thực sự hiểu bản chất của vốn điều lệ doanh nghiệp?

photo-1663678562841

Vốn điều lệ (Charter Capital hoặc Authorized capital) là loại vốn được các thành viên/cổ đông cam kết đóng góp khi công ty thành lập, để duy trì hoạt động kinh doanh của công ty. Vốn điều lệ sẽ được lưu lại trong biên bản ghi rõ tỷ lệ, cam kết góp vốn, thời gian đóng góp và thỏa thuận của các thành viên, cùng các vấn đề liên quan.

Theo Luật doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là vốn thực góp của các thành viên, chủ sở hữu, cổ đông của công ty, trong một khoảng thời gian nhất định. Vốn điều lệ được giải thích là tổng giá trị tài sản do thành viên, chủ sở hữu công ty cam kết đóng góp – với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

Ngoài ra, vốn điều lệ là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. Theo quy định, vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định. Nếu sau thời gian đăng ký, đơn vị không góp đủ vốn như cam kết, cần thực hiện điều chỉnh vốn điều lệ theo giá trị thực góp.

Đặc điểm của vốn điều lệ doanh nghiệp

Hiểu đặc điểm của vốn điều lệ sẽ giúp bạn xây dựng cơ cấu, chuẩn bị nguồn lực hiệu quả. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của vốn điều lệ của công ty:

Thời gian góp vốn điều lệ: Theo quy định trong luật doanh nghiệp, vốn điều lệ là vốn thực góp cam kết trong một thời gian nhất định. Thời gian để thực hiện góp vốn của các mô hình doanh nghiệp được quy định thống nhất là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Khoảng thời gian ngày không kể thời gian vận chuyển hay nhập khẩu tài sản hay làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn.

Loại tài sản góp vốn: Vốn điều lệ được đóng góp không chỉ bằng tiền mặt mà còn được góp từ các loại tài sản có giá trị khác (có thể quy đổi ra tiền mặt). Tại điều 34, Luật doanh nghiệp năm 2020, tài sản góp vốn điều lệ có thể là: Tiền mặt, vàng, ngoại tệ chuyển đổi, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất… Tất cả các tài sản góp vốn điều lệ có thể định giá bằng VNĐ. Đồng thời, cá nhân, tổ chức góp vốn phải là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó mới được quyền góp vốn.

Đặc điểm số vốn điều lệ: Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp theo quy định không có mức tối đa hay tối thiểu. Loại vốn này sẽ tùy theo khả năng huy động vốn, quy mô hoạt động, loại hình và lĩnh vực kinh doanh của từng công ty. Với một số loại hình kinh doanh có điều kiện, pháp luật sẽ có quy định rõ về vốn điều lệ tối thiểu cần đáp được.

Vai trò của vốn điều lệ với công ty

Vốn điều lệ là yếu tố không thể thiếu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Vậy, ý nghĩa và vai trò của vốn điều lệ với công ty thực tế như thế nào?

Ý nghĩa lớn nhất của vốn điều lệ là cơ sở xác định tỷ lệ góp vốn của chủ sở hữu, các thành viên trong công ty. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có căn cứ để phân chia lợi nhuận, quyền – lợi ích và nghĩa vụ giữa các bên tham gia. Cổ đông, thành viên sẽ có trách nhiệm về các khoản nợ hay nghĩa vụ tài sản khác.

Vốn điều lệ là căn cứ để xác định doanh nghiệp có đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh, trong một số loại hình kinh doanh, ngành nghề nhất định. Ví dụ như, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Bất động sản vốn điều lệ không thấp hơn 20 tỷ đồng, kinh doanh mua bán nợ không thấp hơn 100 tỷ đồng, bảo hiểm nhân thọ có vốn điều lệ từ 600 tỷ đồng…

Vốn điều lệ doanh nghiệp được ghi trong biên bản họp, thể hiện cam kết mức trách nhiệm bằng tài sản, vật chất của thành viên công ty với khách hàng, đối tác. 

Dựa trên vốn điều lệ cho đối tác, khách hàng, nhà nước biết về tổng số vốn đầu tư đăng ký ban đầu để doanh nghiệp có thể hoạt động. Vốn điều lệ cho thấy quy mô, năng lực và vị trí của công ty trên thị trường. Đối tác khách hàng sẽ có thể tin tưởng, giao dịch với công ty đối tác có vốn điều lệ lớn.

Tổng giá trị mức vốn điều lệ cao thể hiện giá trị cũng như tầm vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ. Doanh nghiệp mới thành lập chưa có kinh nghiệm quản lý có thể đăng ký số vốn điều lệ nhỏ. Khi đã đi vào hoạt động ổn định, công ty đăng ký bổ sung vốn điều lệ để nâng tầm, so với doanh nghiệp khác cùng thời điểm.

Các loại tài sản góp tạo nguồn vốn điều lệ theo quy định

Vốn điều lệ được đóng góp với nhiều loại hình tài sản khác nhau, có thể quy đổi ra VNĐ. Theo quy định tại điều 34, Luật doanh nghiệp thì nguồn vốn điều lệ sẽ có thể được đóng góp từ các loại tài sản sau:

Tiền mặt là Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ quy đổi ra Việt Nam đồng.

Vàng, đá quý có thể quy đổi ra tiền mặt.

Quyền sử dụng đất, bất động sản, quyền sử dụng cho thuê mặt bằng.

Ô tô, phương tiện đi lại, vận chuyển.

Tài sản hữu hình khác như: Quyền sở hữu trí tuệ, phát minh, công nghệ, bí quyết kỹ thuật…

Tài sản khác có thể quy đổi thành tiền mặt, được định giá bằng Việt Nam đồng.

Yêu cầu bắt buộc, các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp và có quyền sử dụng hợp pháp với tài sản đó. Các tài sản trên cần được định giá, có thỏa thuận rõ ràng giữa các thành viên, quy đổi ra Việt Nam đồng và ghi rõ trên biên bản họp.

Ý nghĩa của việc tăng vốn điều lệ đối với doanh nghiệp

Tăng vốn điều lệ là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp khi mở rộng quy mô, mở rộng hoạt động kinh doanh. Thông qua việc tăng vốn điều lệ, các công ty có thể nâng cao khả năng tài chính của mình. Từ đó mở ra nhiều cơ hội phát triển và có thể triển khai nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau.

Quan trọng nhất, tăng vốn điều lệ thể hiện công ty đang phát triển. Điều này sẽ đem lại sự yên tâm và gia tăng niềm tin cho các cổ đông trong công ty, đặc biệt là đối tác.

Ngoài ra, việc tăng vốn điều lệ còn có nhiều ý nghĩa khác như:

Hạn mức vay vốn tại ngân hàng sẽ tỷ lệ thuận với số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Khi tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp có thể tăng hạn mức vay khi cần thiết.

Hạn chế tình trạng thâu tóm của một số cổ đông trong doanh nghiệp.

Tăng vốn điều lệ cũng đồng nghĩa với việc tăng tổng tài sản (đối với công ty cổ phần).

Góp phần tăng tính ổn định và phát triển công ty.

Đảm bảo an toàn pháp lý khi tham gia các hoạt động đầu tư kinh doanh và mở rộng thị trường.

Tăng khả năng khả năng chịu trách nhiệm về tài sản của công ty trong việc thực hiện nghĩa vụ và các khoản nợ của công ty.

Vốn điều lệ doanh nghiệp quan trọng, quyết định đến quy mô doanh nghiệp, khả năng hoạt động kinh doanh, tạo lòng tin với đối tác. Hiểu rõ định nghĩa, đặc trưng, cũng như các loại tài sản góp vốn điều lệ sẽ giúp bạn huy động nguồn vốn hiệu quả.

Giá trị nội tại của doanh nghiệp:

PGT Holdings (mã PGT trên sàn HNX) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT Holdings đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Năm 2019-2020, PGT Holdings tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Thời gian gần đây PGT có khá nhiều dự án tiềm năng: Trong lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp, UBND tỉnh Đồng Tháp sẽ hỗ trợ PGT Holdings xúc tiến đầu tư tại Đồng Tháp, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách đầu tư đối với các đơn vị, doanh nghiệp do PGT Holdings giới thiệu đến Đồng Tháp đầu tư. Phía PGT Holdings cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp kết nối với các doanh nghiệp, đơn vị của tỉnh Okinawa nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, giao thương giữa hai tỉnh.

Tại buổi gặp mặt, UBND tỉnh Đồng Tháp và Công ty PGT Holdings thống nhất hợp tác toàn diện về giáo dục và đào tạo; nông nghiệp và năng lượng, cùng nhau thúc đẩy hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển kinh tế của hai bên.

photo-1663678568287

PGT Holdings đưa ra thiện chí hỗ trợ, kết nối tỉnh Đồng Tháp với các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên. Đồng thời, PGT cũng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh thử nghiệm công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi…

Đặc biệt so với các doanh nghiệp cùng ngành PGT luôn khẳng định vai trò của mình, không chỉ đem lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn đóng góp cho các công tác xã hội, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng.

Tiếp tục những dự án đang triển khai vô cùng khả quan, PGT Holdings đang từng bước bắt nhịp với xu hướng của thị trường.

Đặc biệt trong năm 2022 PGT Holdings đẩy mạnh lĩnh vào vực đổi mới công nghệ để phát triển 4.0, và bảo đảm chuỗi cung ứng lao động cho thị trường Việt Nam và nước ngoài.

Dự án cung cấp công cụ MA "BowNow" thị phần cung cấp số 1 Nhật Bản tại Việt Nam, được Công ty Cổ phần PGT Holdings hợp tác kinh doanh với Công ty Cổ phần Cloud Circus đang có những tín hiệu vô cùng tích cực.

photo-1663678572400

Tính năng chính của "BowNow" là việc khách hàng (công ty người dùng) có thể bắt đầu ở mức tối thiểu bằng cách sử dụng danh sách khách hàng tiềm năng đang sở hữu, mà không cần tăng số lượng nhân sự hay sửa đổi trang web. Bằng cách phổ biến "BowNow", PGT Holdings sẽ hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số kinh doanh và dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam.

photo-1663678575737

Cùng với đó dự án PGT Holdings cùng các đối tác sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ.

Cụ thể PGT Holdings sẽ cùng đối tác cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.

Đối với thị trường trong nước, PGT Holdings với tư cách là nhà tư vấn tài chính doanh nghiệp chiến lược sẽ liên kết với các công ty chứng khoán , công ty luật, cũng như công ty kiểm toán chuyên về lĩnh vực hỗ trợ các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Ngoài ra, đối với thị trường nước ngoài, PGT tập trung vào thị trường Mỹ (Nasdaq), và PGT có đội ngũ chuyên gia am hiểu thị trường này nên có thể hỗ trợ chính sách vốn bằng nguồn vốn nước ngoài, từ đó cấp vốn cho các công ty Việt Nam. Chúng tôi hỗ trợ các mối quan hệ với các nhà đầu tư thông qua IR, PR, v.v.."

Do đó, mã PGT là một gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư tìm hiểu và giải ngân gia tăng tỷ trọng trong dài hạn.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/09/2022, VN-Index tăng 13,5 điểm (1,12%) 1.218,9 điểm, HNX-Index tăng 2,66 điểm (1,01%) 266.91 điểm, UPCoM-Index tăng 0,17 điểm (0,19%) lên 88,51 điểm.

photo-1663678578637

Khép lại phiên giao dịch ngày 20/9/2022, mã PGT trên sàn HNX đang giao dịch trong khoảng giá 4,800 – 10,000 VNĐ.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn