Yên Bái công nhận thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao
Là địa phương có sản phẩm nông nghiệp, nông thôn phong phú, đa dạng, Yên Bái đã, đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) và coi đây là mục tiêu có tính chiến lược, lâu dài nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Từ đầu năm đến nay, tỉnh Yên Bái đã công nhận thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao, đạt 40% kế hoạch.
Xác định, công tác tuyên truyền có vai trò đặc biệt quan trọng để nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh Yên Bái thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để các cấp, các ngành và nhân dân hiểu về mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP.
Năm 2023, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh đã tổ chức bồi dưỡng, tập huấn tuyên truyền về Chương trình OCOP trên toàn tỉnh với 1.440 lượt người tham gia. Qua đào tạo, tập huấn đã giúp cho đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến các địa phương nắm được những kiến thức cơ bản của Chương trình để tuyên truyền, hướng dẫn các chủ thể và cộng đồng dân cư thực hiện. Các chủ thể hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung triển khai thực hiện Chương trình.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Yên Bái đã công nhận được thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao, đạt 40% kế hoạch. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 247 sản phẩm OCOP, trong đó có 25 sản phẩm được công nhận đạt 4 sao, 222 sản phẩm được công nhận đạt 3 sao. Tỉnh cũng đã tổ chức đánh giá và cấp chứng nhận 4 sao cho 03 sản phẩm đánh giá lại của huyện Văn Chấn gồm: gạo nếp tan Tú Lệ, trà táo mèo Shan Thịnh, xịt massage Quốc Kỳ.
Mục tiêu của tỉnh năm nay sẽ công nhận thêm 30 sản phẩm OCOP, để hoàn thành mục tiêu, thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của chương trình OCOP, xem việc thực hiện OCOP là nhiệm vụ của từng địa phương, là động lực mới trong xây dựng nông thôn mới để thúc đẩy người sản xuất mạnh dạn đầu tư, phát triển các sản phẩm lợi thế của địa phương.
Cùng với đó, tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, hướng dẫn các địa phương xác định sản phẩm lợi thế, tiềm năng và chủ thể sản xuất để hoàn thiện các sản phẩm và nâng cao chất lượng; tăng cường mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP.
Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Yên Bái chia sẻ: Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo các địa phương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; các sở, ngành đã chủ động xây dựng kế hoạch để chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ được phân công; ban chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố và các xã đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện, có kế hoạch, lộ trình cụ thể để thực hiện Chương trình.
Chương trình được tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ kịp thời, đúng đối tượng theo quy định, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, các hộ sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã và doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm; đưa thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đến gần hơn với người tiêu dùng trên cả nước.
Sản phẩm OCOP đã bám sát các yêu cầu của Chương trình, phù hợp với thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm đặc sắc, truyền thống, chất lượng; được các doanh nghiệp phân phối và thị trường chấp nhận, hình thành xu hướng ưu tiên trong phân phối sản phẩm OCOP.
Ngô HuyNhân kỷ dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024) và kỷ niệm 25 năm Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hoà bình”, sáng 6/10, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức “Ngày hội văn hóa vì hòa bình”.