Yên Bái: Triển khai các biện pháp VSMT, phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ
Ngày 15/9/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh đã ký Công văn số 3320/UBND-VX của UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ, ngập lụt.
Thực hiện Công văn số 5400/BYT-DP ngày 12/9/2024 của Bộ Y tế về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ và ngập lụt, để chủ động ứng phó với hoàn lưu sau bão số 3 và các tình huống thiên tai trong thời gian tới, đồng thời đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống và ứng phó hiệu quả dịch bệnh sau mưa lũ, ngập lụt, nhằm ngăn ngừa, hạn chế hậu quả về sức khỏe cho người dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái giao:
Sở Y tế chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường và phương án phòng, chống dịch bệnh sau thiên tai. Chỉ đạo thành lập/ kiện toàn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đội cơ động phun thanh khiết môi trường và đội cơ động phòng, chống dịch để thực hiện phun thanh khiết môi trường tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, ngập lụt; phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các khu vực có nguy cơ; khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt và thực hiện giám sát, xử lý các dịch bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng.
Tổ chức huy động, điều động nhân lực tham gia hỗ trợ y tế cho các đơn vị, địa phương chịu ảnh hưởng bởi mưa lũ, ngập lụt. Trong trường hợp cần thiết, có thư kêu gọi hỗ trợ nguồn lực y tế từ Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố để hỗ trợ tỉnh Yên Bái trong công tác y tế khắc phục hậu quả thiên tai.
Chủ động cấp đủ hóa chất khử trùng và hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, thu gom xử lý xác động vật tránh phát sinh các dịch bệnh truyền nhiễm và xử lý nước ăn uống, nước sinh hoạt sau mưa lũ, ngập lụt. Tổ chức phun thanh khiết môi trường và phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các khu vực có nguy cơ. Kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tạo các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung bị ảnh hưởng bởi ngập lụt.
Tổ chức giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, xử lý triệt để và không để bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết... Theo dõi, báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình dịch bệnh bệnh truyền nhiễm theo quy định.
Tiếp tục bảo đảm công tác thường trực cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh thường xuyên tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; sẵn sàng đảm bảo công tác thu dung cấp cứu, điều trị người bệnh và có phương án ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra. Nhanh chóng khôi phục hoạt động của các trạm y tế đang tạm ngưng hoạt động do bị ngập lụt để đảm bảo công tác chăm sóc, khám chữa bệnh ban đầu cho người dân.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng bị ảnh hưởng của mưa lũ, ngập lụt về các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chỉ đạo các đơn vị y tế rà soát và đảm bảo đầy đủ nhân lực, thuốc, hóa chất, thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác y tế khắc phục hậu quả sau mưa lũ, ngập lụt; có kế hoạch đảm bảo nguồn lực để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cho hoạt động của các cơ sở y tế khi có tình huống thiên tai xảy ra trong thời gian tới.
Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và công tác đảm bảo y tế trên địa bàn.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chỉ, truyền thông và hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng bị ảnh hưởng của mưa lũ, ngập lụt về nguy cơ dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, các biện pháp xử lý môi trường và xử lý nước trong tình trạng khẩn cấp đề phòng, chống dịch bệnh khi mưa lũ và ngập lụt xảy ra và hướng dẫn việc lựa chọn, chế biến, bảo quản, sử dụng thực phẩm an an toàn theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố huy động và chỉ đạo các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội địa phương, ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ với ngành y tế tập trung triển khai vệ sinh môi trường, xử lý nguồn nước ăn uống, sinh hoạt để phòng, chống dịch bệnh và khắc phục hậu quả sau mưa lũ, ngập lụt góp phần nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn.
Ngô HuyVNDirect dự báo thị trường sẽ cải thiện về thanh khoản, giá trị giao dịch bình quân cả năm 2025 sẽ đạt khoảng 25.000 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.