Yếu tố nào của trái phiếu doanh nghiệp thu hút nhà đầu tư?
Càng gần về những tháng cuối năm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (thị trường TPDN) ngày càng tăng nhiệt với lượng phát hành tăng và lãi suất hấp dẫn, các tổ chức phát hành liên tục đưa ra các mức lãi suất cao nhằm thu hút nhà đầu tư.
Đối với nhóm ngân hàng, nhóm ngành đang chiếm tổng lượng phát hành lớn nhất thị trường, nếu như nửa đầu năm, lãi suất trái phiếu nhóm này phổ biến ở mức 4-6%/năm thì thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đã đẩy mốc lãi suất trái phiếu trên 6%/năm, ở mức cao hơn đáng kể so với lãi suất tiền gửi khách hàng. Thậm chí, một số nhà băng phát hành với lãi suất 7-8%/năm.
Cuối tháng 8, HDBank cũng phát hành 1,000 tỉ đồng trái phiếu, lãi suất cao hơn 2,8% so với bình quân tiền gửi 12 tháng của các ngân hàng tại thời điểm thanh toán. Lãi suất trái phiếu HDBank phổ biến ở mức 7,47%. Một số ngân hàng lãi suất trái phiếu cũng ở mức khá cao như LPBank 7,58%; BAOVIET Bank 7,68%.
Loạt ngân hàng khác như BIDV, VPBank, MB, BIDV, ACB, OCB... cũng có nhiều đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ - dành riêng cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp - với mức lãi suất cao hơn tiền gửi khoảng 1-1,5%.
Nhóm ngành phát hành trái phiếu lãi suất cao nhất hiện nay là bất động sản, lên đến 10-12%/năm.
Lãi suất trái phiếu liên tục tăng, cao hơn lãi suất huy động tiền gửi khoảng 2-2,5%, thậm chí cao hơn đối với một số nhóm ngành. Đối với nhóm ngân hàng, kênh này giúp ngân hàng cân đối tỉ trọng huy động và an toàn vốn. Do đó, các chuyên gia dự báo các ngân hàng sẽ tiếp tục tăng phát hành trái phiếu trong thời gian còn lại của năm nay nhằm có thêm vốn trung, dài hạn.
Lợi nhuận thường kèm với "khẩu vị" rủi ro và ngược lại
Đặc thù của Việt Nam là nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia vào trái phiếu riêng lẻ nhiều, nhu cầu kinh doanh kỳ hạn lớn, nên thanh khoản thuận lợi. Để phát triển thị trường trái phiếu lành mạnh và bền vững, cần có hạ tầng mềm, gồm các dữ liệu giao dịch, xếp hạng tín nhiệm, công bố thông tin, hoàn thiện chính sách, các quỹ đầu tư… để từng bước phát triển thị trường thứ cấp và sơ cấp cho TPDN.
Theo một số chuyên gia bất động sản, để bảo vệ người mua, bảo vệ tổ chức và cá nhân, yêu cầu các doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải thông tin chi tiết, công khai hơn, dòng tiền mua bán phải được minh bạch hơn. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải gửi cho tổ chức tín dụng tất cả thông tin chi tiết về người có liên quan, dù là tổ chức hoặc cá nhân có mối quan hệ với doanh nghiệp. Theo các thành viên thị trường, điều này sẽ hạn chế những đợt phát hành sai phạm như trước.
Hơn thế nữa các đơn vị xếp hạng còn cập nhật liên tục về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp và đưa ra các ý kiến độc lập khách quan về sự thay đổi xếp hạng cũng như triển vọng tín nhiệm trong thời gian tới. Nhờ đó mà thị trường có một kênh thông tin để giám sát tình hình của các tổ chức phát hành.
Hoạt động xếp hạng tín nhiệm giúp nâng cao tính minh bạch và ý thức thực hành minh bạch cho thị trường. Thông qua việc cung cấp kết quả xếp hạng tín nhiệm được công bố công khai trên website của các đơn vị xếp hạng, thị trường có thể biết được chất lượng tín nhiệm của các đơn vị phát hành hoặc thậm chí là từng khoản trái phiếu phát hành.
Hiện tại chưa có nhiều giải pháp thước đo chung cho trái phiếu, dẫn tới việc bên mua và bên bán tiêu tốn nhiều thời gian và nguồn lực để có thể thống nhất được mức giá, mà đôi khi mức giá này lại có sự thua thiệt cho bên yếu thế hơn khi đàm phán giao dịch. Điều này sẽ được giải quyết khi kết quả xếp hạng tín nhiệm trở nên phổ biến, giúp đem lại một "ngôn ngữ chung" giữa các chủ thể tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Trong giai đoạn tới, các chuyên gia kỳ vọng cơ quan quản lý sẽ đưa ra nhiều giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, từ đó giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững hơn trong chu kỳ mới.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings (HNX: PGT) là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch và tiếp tục tận dụng thế mạnh về hệ sinh thái sản phẩm của doanh nghiệp để thúc đẩy phát kinh tế Việt Nam Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 20/9/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá tăng trần 3.100 VNĐ.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Kinh tế Hà Nội diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới biến động phức tạp; ở trong nước, các tỉnh thành phố phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3, Hà Nội đạt được kết quả GRDP 6,12% trong 9 tháng rất quan trọng và đáng ghi nhận.