Yếu tố vĩ mô của nền kinh tế và những tín hiệu tích cực của doanh nghiệp
Trong phiên ngày 1/7/2022, VN-Index tăng nhẹ 1.3 điểm, kết phiên ở mức 1,198.9 điểm; HNX tăng 1.2 điểm, lên 278.88 điểm. Xét cho cả tuần, VN-Index tăng 13.42 điểm (+1.13%); HNX tăng 2.95 điểm (+1.07%).
Trong nền kinh tế vĩ mô
Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (Purchasing Managers’ Index - PMI) ngành sản xuất Việt Nam đạt 54 điểm trong tháng 6, giảm nhẹ so với mức 54.7 điểm trong tháng 5, nhưng vẫn cho thấy sức khỏe ngành sản xuất cải thiện mạnh mẽ. Các điều kiện kinh doanh đã tốt lên trong suốt chín tháng qua.
Cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tiếp tục tăng đáng kể vào cuối quý 2, khi thị trường tương đối ổn định nhờ không bị gián đoạn do đại dịch, khiến nhu cầu tăng. Tốc độ tăng đặc biệt đáng kể ở lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng.
Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng nhanh hơn thành mức nhanh nhất trong bốn tháng, bất kể những khó khăn ở khâu vận chuyển làm hạn chế cơ hội xuất khẩu.
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng khuyến khích các nhà sản xuất tiếp tục tăng lực lượng lao động trong tháng 6, từ đó kéo dài thời kỳ tăng nhân viên hiện nay thành ba tháng. Hơn nữa, các công ty ngày càng thành công hơn trong việc tuyển nhân viên, và tốc độ tạo việc làm đã nhanh hơn thành mức cao nhất trong ba năm rưỡi.
Số lượng nhân viên tăng giúp các công ty giải quyết tốt khối lượng công việc, từ đó lượng công việc tồn đọng giảm lần thứ hai trong ba tháng. Trong khi đó, việc chuyển các mặt hàng thành phẩm cho khách hàng đã làm hàng tồn kho sau sản xuất tiếp tục giảm trong tháng 6.
Chi phí đầu vào tiếp tục tăng mạnh, và tốc độ tăng nhanh hơn so với tháng 5. Một loạt nhân tố góp phần làm tăng gánh nặng chi phí, đáng kể nhất là giá khí đốt và giá dầu tăng. Cước phí vận chuyển tăng và giá nguyên vật liệu cũng tăng.
Chi phí năng lượng và vận chuyển là nguyên nhân khiến giá bán hàng tiếp tục tăng. Tốc độ tăng giá đã chậm lại nhưng vẫn ở mức đáng kể và vẫn nằm trên mức trung bình kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào tháng 3/2011.
Chuỗi cung ứng tiếp tục bị gián đoạn cũng là một đặc điểm của kỳ khảo sát lần này, mặc dù mức độ thời gian giao hàng bị kéo dài ít nghiêm trọng hơn tháng 5. Những nơi thời gian giao hàng bị kéo dài là do tình trạng phong tỏa vì COVID-19 ở Trung Quốc Đại lục, những khó khăn của khâu vận chuyển, tình trạng tăng giá và khan hiếm nguyên vật liệu.
Hoạt động mua hàng tiếp tục tăng mạnh trong tháng 6 khi các công ty phải đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng. Hàng hóa đầu vào đã mua thường được sử dụng để hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất, từ đó tồn kho hàng mua tiếp tục giảm nhẹ.
Các nhà sản xuất kỳ vọng đại dịch vẫn được kiểm soát, từ đó các điều kiện thị trường và sản lượng sẽ ổn định trong 12 tháng tới. Hơn một nửa số người trả lời dự đoán tăng sản lượng, và mức độ lạc quan cao hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số.
"Ngành sản xuất của Việt Nam kết thúc nửa đầu năm 2022 với tình trạng sức khỏe tốt, và các công ty cảm thấy đại dịch đã qua đi và họ có thể có thêm nhiều số lượng đơn đặt hàng mới.
Điểm tích cực chính từ khảo sát PMI lần này là việc làm, khi chỉ số này tăng với tốc độ nhanh nhất trong ba năm rưỡi. Điều này cho thấy những khó khăn mà các công ty gặp phải trong việc tuyển nhân viên hồi đầu năm đã giảm bớt, điều này cũng có nghĩa các nhà sản xuất có thể đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng và giải quyết được khối lượng công việc".
Bên cạnh đó nền kinh tế TP.HCM ghi nhận mức đáng kể.
Tăng trưởng GRDP của TP.HCM từ mức giảm sâu quý III/2021 đã liên tục đi lên và tăng đến 5,73% trong quý II vừa qua.
Theo báo cáo của UBND TP.HCM, quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trong nửa đầu năm ước đạt 728.706 tỷ đồng, tăng 3,82% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,46%).
Lãnh đạo thành phố đánh giá đây là con số khả quan, ghi nhận đà phục hồi tăng trưởng theo hình chữ V và đến nay đã ổn định. Cụ thể từ mức giảm sâu -24,97% trong quý III/2021 và -11,64% trong quý IV/2021 thì sang năm 2022 ghi nhận con số dương 1,87% trong quý I và 5,73% trong quý II này.
"Điều này cho thấy quá trình phục hồi kinh tế đi đúng hướng, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát huy hiệu quả tích cực, hoạt động kinh tế - xã hội đã trở lại như trước khi có dịch", lãnh đạo TP.HCM nói thêm.
Đối với hoạt động du lịch, tổng doanh thu ước tăng trưởng 29,9% lên mức 49.681 tỷ đồng. Khách du lịch nội địa đến TP.HCM đạt 11,08 triệu lượt và khách quốc tế cũng lên đến 477.982 lượt.
Tuy nhiên còn một số hạn chế đang được thành phố tích cực khắc phục
Tốc độ tăng trưởng của các khu vực tuy có tăng nhưng tốc độ chưa cao, chưa tận dụng hết dư địa để phát triển. Một số ngành có chỉ số lao động giảm như sản xuất phương tiện vận tải khác, sản xuất đồ uống, công nghiệp chế biến, chế tạo khác...
Tỷ lệ giải ngân đầu tư công năm 2022 chưa đạt như kỳ vọng. Các nguyên nhân chủ yếu do dịch bệnh, giá nguyên liệu đầu vào tăng, vướng mắc về quy định, công tác giải phóng mặt bằng, thời gian thực hiện thủ tục kéo dài…
PGT Holdings doanh nghiệp bắt nhịp với từng bước phát triển của nền kinh tế
Trong chuỗi cung ứng trên, Công ty Cổ phần PGT Holdings doanh nghiệp có mã chứng khoán PGT trên sàn HNX, đang đẩy mạnh mũi nhọn vào M&A – ngành Mua bán và Sáp nhập đầy tiềm năng phát triển trong bối cảnh này.
PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên của lao động. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Về lĩnh vực M&A, PGT Holdings đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại ĐHĐCĐ PGT HOLDINGS: Lên kế hoạch lãi 2 tỷ đồng, tăng vốn thông qua chào bán riêng lẻ. Cụ thể, Đại hội cũng đã thông qua phương án chào bán riêng lẻ 2 triệu cp cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Giá chào bán dự kiến tối thiểu 10,000 đồng/cp.
Thời gian thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản chấp thuận. Số cổ phần chào bán riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm theo quy định của pháp luật.
Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của PGT dự kiến tăng từ hơn 92 tỷ đồng lên hơn 112 tỷ đồng.
Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán lần này dự kiến là 20 tỷ đồng, được dùng để bổ sung vốn lưu động của Công ty con tại Việt Nam (10 tỷ đồng), tăng nguồn vốn lưu động Công ty tài chính vi mô tại Myanmar (7 tỷ đồng) và bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh (3 tỷ đồng).
CEO PGT Holdings ông Kakazu Shogo (Đại sứ thiện chí của tỉnh Okinawa tại Việt Nam) đã có một buổi trao đổi, làm việc trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch hợp tác năm 2022.
PGT Holdings tin rằng với những đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam cùng những dự án nhân đạo hỗ trợ cộng đồng, chính là những nỗ lực không ngừng nghỉ để doanh nghiệp phát triển hơn nữa.
Thống kê giao dịch: Khối lượng và giá của mã PGT.
Khép lại phiên giao dịch ngày 1/7/2022, mã cổ phiếu PGT đóng cửa mới mức giá 6,400 VNĐ.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
PVTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.