Yoshihide Suga chính thức được bầu làm Thủ tướng Nhật Bản thay thế ông Abe
Ngày 16/9, ông Yoshihide Suga đã được bầu làm Thủ tướng mới của Nhật Bản sau một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội nước này.
Điều này khẳng định cựu công nhân nhà máy bìa cứng và con trai của một nông dân là nhà lãnh đạo của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Nhà lãnh đạo 71 tuổi của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền sẽ thay thế Shinzo Abe, Thủ tướng tại chức lâu nhất của Nhật Bản.
Trước đó ngày 14/9, Suga được bầu làm lãnh đạo LDP với khoảng 70% phiếu bầu.
Ông Suga sẽ được Hoàng đế Naruhito tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện Hoàng gia ở Tokyo vào chiều ngày 16/9.
Người thay thế Abe
Việc Suga được bổ nhiệm làm người thay thế Abe không có gì đáng ngạc nhiên. Suga là cánh tay phải của cựu lãnh đạo Nhật Bản trong gần 8 năm cầm quyền trong nhiệm kỳ thứ hai của mình.
Ông giữ chức vụ quan trọng là chánh văn phòng nội các kiêm thư ký báo chí. Suga được biết đến như một nhà chính trị thành công. Ông đã sát cánh cùng cựu Thủ tướng để thực hiện một loạt các chính sách nhằm thúc đẩy nền kinh Nhật Bản.
Trên thực tế, Suga có mối liên hệ chặt chẽ với nhà lãnh đạo cũ đến nỗi Kazuto Suzuki, Phó Hiệu trưởng kiêm Giáo sư chính trị quốc tế tại Đại học Hokkaido đã mô tả ông ấy là "người thay thế cho Abe".
Khó khăn phía trước
Ông Suga nhận chức Thủ tướng trong bối cảnh kinh tế Nhật đang khó khăn sau nhiều năm trì trệ vì ảnh hưởng dài hạn của tình trạng dân số già, khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng do đại dịch COVID-19 đem lại. Từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, kinh tế Nhật sụt giảm 27,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài các vấn đề nội địa, Thủ tướng mới sẽ phải đối mặt nhiều thách thức trên trường quốc tế. Các thách thức này sẽ càng lớn trong bối cảnh bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần, và quan hệ Mỹ -Trung đang ngày càng xấu đi.
Nhiệm kỳ Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do của ông Suga sẽ kết thúc vào tháng 9/2021. Và Nhật sẽ tổ chức bầu cử vào tháng 10 năm tới.
Xuân TrườngGiá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.