Yuanta: "Kinh tế mở cửa trở lại là điểm hỗ trợ cho thị trường, VN-Index có thể trở lại vùng đỉnh lịch sử 1.400 điểm trong tháng 9"
Theo Yuanta, hiện tại thanh khoản vẫn duy trì ở mức cao và dòng tiền phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu cho thấy dòng tiền chưa có dấu hiệu rút khỏi thị trường khi mặt bằng lãi suất vẫn ở mức thấp. Bên cạnh đó, định giá thị trường quay trở lại vùng hấp dẫn, điều này có thể sẽ giảm rủi ro tăng trưởng thấp trong quý 3/2021.
CTCK Yuanta Việt Nam vừa công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 8 cũng như triển vọng TTCK trong tháng 9.
Cụ thể, tính tới 20/8/2021, tổng vốn FDI giải ngân đạt 11,58 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ; trong khi tổng vốn FDI đăng ký đạt hơn 19,12 tỷ USD. Điểm sáng là FDI đăng ký sau khi giảm mạnh trong tháng 7 thì nay đã tăng mạnh trở lại trong tháng 8, do đó Yuanta vẫn nghiêng về kịch bản FDI chỉ chững lại do COVID-19 và sẽ hồi phục sớm trong thời gian tới.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2021 đạt 53,7 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng đầu năm tới nay, XNK ước đạt 428,66 tỷ USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ. Cán cân thương mại 8 tháng đầu năm nhập siêu 3,87 tỷ USD, chủ yếu do khối doanh nghiệp trong nước. nhập siêu 19,45 tỷ USD, cao hơn 115% so với cùng kỳ. Trong khi đó, khối FDI xuất siêu 15,59 tỷ USD, giảm 30,8% so với cùng kỳ.
Nhìn chung, xuất khẩu vẫn tăng trưởng nhờ nhóm FDI nhưng cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tiếp tục bị chững lại do COVID, mức ảnh hưởng là nhiều hơn so với tháng 7. Tuy nhiên, vẫn có các nhóm hàng duy trì tăng trưởng xuất khẩu.
CPI tháng 8/2021 tăng 2.82% so với cùng kỳ, chủ yếu do đà tăng của nhóm thực phẩm - điều đã được dự báo trước. Tuy nhiên, điểm sáng là nhóm vật liệu xây dựng đã giữ giá ổn định trở lại trong tháng 8. Yuanta cho rằng CPI tháng 9 có thể tiếp tục ở mức cao nhưng sẽ hạ nhiệt so với tháng 8 nhờ Chính phủ chấp thuận phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện (đợt 5) cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 từ ngày 25/8/2021.
Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tháng 8/2021 giảm 7,4% so với cùng kỳ. Mức giảm này cao hơn cả mức của tháng 2/2021 (-7.2% YoY). Đáng chú ý, tăng trưởng bán lẻ âm lần đầu tiên từ 2009, ước đạt 279 nghìn tỷ, giảm 33,8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, Yuanta vẫn đánh giá đây chỉ là “gián đoạn trong ngắn hạn” và duy trì quan điểm tích cực trong trung và dài hạn cho thị trường bán lẻ Việt Nam cũng như khả năng hồi phục mạnh sau khi Chính phủ kiểm soát dịch thành công cũng như tiến độ tiêm vaccine đang được đẩy mạnh.
Theo đánh giá của Yuanta, không có nhiều rủi ro tài chính về lạm phát, tỷ giá hay hệ thống ngân hàng. Về kinh tế, các nhà đầu tư ngoại vẫn tìm cách đầu tư vào Việt Nam là khá tốt cho các doanh nghiệp BĐS Khu công nghiệp.
Yuanta cho rằng trong kịch bản lạm phát thật sự đạt đỉnh, với bối cảnh nền kinh tế hiện tại, sẽ có khả năng Chính phủ sẽ tiếp tục yêu cầu giảm lãi suất cho vay hoặc có một gói hỗ trợ kinh tế mới. Hiện nay, tốc độ triển tiêm chủng tại Việt Nam khá nhanh và kỳ vọng sẽ đẩy mạnh trong giai đoạn cuối năm.
VN-Index kiểm định tại mức kháng cự 1.380 và 1.424 điểm
Về biến động TTCK tháng 9, Yuanta dự báo chỉ số VN-Index có thể sẽ duy trì đà tăng trong tháng và kiểm định lần lượt các mức kháng cự 1.380 và 1.424 điểm.
Theo Yuanta, hiện tại thanh khoản vẫn duy trì ở mức cao và dòng tiền phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu cho thấy dòng tiền chưa có dấu hiệu rút khỏi thị trường khi mặt bằng lãi suất vẫn ở mức thấp. Bên cạnh đó, định giá thị trường quay trở lại vùng hấp dẫn, điều này có thể sẽ giảm rủi ro tăng trưởng thấp trong quý 3/2021.
Đặc biệt, kinh tế dần mở cửa trở lại là điểm hỗ trợ cho thị trường trong giai đoạn tới. Mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp, nhưng mô hình hồi phục của các TTCK mới nổi cho thấy TTCK Việt Nam sẽ sớm bước vào chu kỳ hồi phục với kỳ vọng tăng trưởng trở lại trong quý 4/2021.
Yuanta cũng đưa ra khuyến nghị một số ngành và cổ phiếu đáng chú ý trong tháng 9 gồm: chứng khoán (SHS, SSI, TVS, VCI, AGR, HCM); thép (SMC, HSG, VGS, HPG, TLH); hóa chất (DPM, DGC, DCM, DDV, VNP); sản xuất và phân phối điện (VSH, QTP); vận tải (PHP, SWC, GMD, PVT, DXP); bán lẻ (DGW, FRT).
Đỉnh Fansipan ngày hôm nay tiếp tục được phủ lớp băng dày 5mm. Như vậy, đã 4 ngày liên tiếp, hiện tượng băng giá liên tục xuất hiện trên nóc nhà Đông Dương, tạo nên một cảnh tượng kỳ thú khiến du khách phấn khích.