Cung Thiếu nhi Hà Nội dự kiến đi vào hoạt động từ đầu tháng 7
Theo UBND Thành phố Hà Nội, Cung Thiếu nhi Hà Nội dự kiến đi vào hoạt động từ đầu tháng 7, chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Công trình được khởi công từ tháng 11/2021, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình văn hóa - xã hội Thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư, có tổng mức vốn đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng.
Đây là dự án trọng điểm của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2020-2025, có vị trí tại khu công viên hồ điều hòa CV1 với tổng diện tích gần 40.000m2, diện tích xây dựng hơn 10.000m2, gần đường Phạm Hùng tại vị trí giáp ranh thuộc địa bàn 2 quận Cầu Giấy và quận Nam Từ Liêm.
Sau gần 3 năm thi công, nhiều bạn trẻ Thủ đô đang rất háo hức chờ ngày Cung Thiếu nhi Hà Nội mở cổng đón khách.
Khánh Vy (17 tuổi, quận Cầu Giấy) chia sẻ: Mình theo dõi quá trình xây dựng cung thiếu nhi mới từ lúc bắt đầu khởi công. Cung thiếu nhi được thiết kế đảm bảo an toàn, có đầy đủ trang thiết bị phòng cháy chữa cháy. Đặc biệt, mình dành sự quan tâm cho tháp thiên văn. Qua tìm hiểu, mình biết công trình tháp thiên văn này có nhiều điểm mới lạ mà không phải nơi nào cũng có. Buổi tối, tháp được thắp sáng sẽ là thời điểm lý tưởng để các bạn trẻ đến trải nghiệm và ngắm sao trời.
"Cung Thiếu nhi Hà Nội chắc chắn sẽ là một địa điểm thu hút đông đảo các bạn trẻ tới tham quan và check-in", Vy nói.
Đến thới điểm hiện tại, các hạng mục chính của Cung Thiếu nhi Hà Nội đã cơ bản được hoàn thành. Bên cạnh các tòa nhà chính, đường đi và khu vực công viên xung quanh cũng đã hoàn thiện, chờ ngày khai trương.
Tại khu vực công cộng được thiết kế các bãi cỏ, cây xanh và hệ thống sân chơi được sắp xếp, thiết kế tạo thành những hình dáng lạ mắt, hứa hẹn là điểm đến lý tưởng không chỉ cho thiếu nhi Thủ đô mà còn cả khách tham quan.
Công trình được thiết kế hệ thống phòng học, thư viện, văn phòng hiện đại, khang trang đã hoàn thiện, sẵn sàng đưa vào sử dụng. Ngay lối cổng vào mặt đường Phạm Hùng, nổi bật là tháp thiên văn cao 68m.
Bên trong lắp hai ống nhòm và kính thiên văn, khi đưa vào hoạt động, các em nhỏ có thể ngắm toàn cảnh Thành phố cũng như tìm hiểu về thiên văn học. Buổi tối, tháp được thắp sáng, tạo hình ngọn đuốc lớn.
Theo thiết kế, công trình được xây dựng trên diện tích lên đến gần 40.000 m2, được chia thành 2 khu (khu A và khu B). Khu A gồm tổ hợp Nhà hát đa năng 800 chỗ; Rạp chiếu phim 3D - 4D công suất 200 chỗ ngồi; Câu lạc bộ nghệ thuật múa, âm nhạc.
Trong khi đó, Khu B gồm khu văn phòng - thể thao - học tập với 3 khối nhà chức năng liên kết với nhau: Nhà B1: Nhà thi đấu, bể bơi; Nhà B2: Nhà hành chính, tháp thiên văn; Nhà B3: Nhà học, thư viện. Tầng hầm với diện tích khoảng 1.200m2, bao gồm các khu vực để xe và các phòng kỹ thuật. Giữa hai khối nhà A và B được kết nối với nhau bằng cây cầu hình chữ X cách điệu.
Tầng hầm với diện tích khoảng 1.200m2, bao gồm các khu vực để xe và các phòng kỹ thuật. Giữa hai khối nhà A và B được kết nối với nhau bằng cây cầu hình chữ X cách điệu.
Cung Thiếu nhi Hà Nội là một dự án trọng điểm của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2020 - 2025, dự kiến đi vào hoạt động từ đầu tháng 7, chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cung Thiếu nhi Hà Nội sẽ được khánh thành, hứa hẹn là một địa điểm học tập, vui chơi khang trang và hiện đại cho thanh thiếu niên Thủ đô.
Huyền MyLãi suất cho vay nhà ở xã hội của năm 2025 giảm xuống còn 4,7%/ năm. Đây là nội dung trong Quyết định số 2690/QĐ-NHNN về mức lãi suất áp dụng trong năm 2025, đối với các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở của các ngân hàng thương mại, do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành.