Kỳ 3: TAND Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ: Đâu là "Ngọn nguồn lạch sông"
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng. Do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định. Được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Bản tự khai ngày 29/11/2016 của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ (Agribank – Cần Thơ) theo số bút lục 38 – TAND quận Ninh Kiều, trình bày nội dung "Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa" liên quan đơn khởi kiện của Công ty TNHH MTV Hải sản Thái Bình Dương như sau: Việc Công ty Thái Bình Dương đề nghị Agribank – Cần Thơ giải quyết khoản tiền nợ 18,5 tỷ đồng có liên quan trực tiếp đến Công ty TNHH Thanh Ngọc (Công ty Thanh Ngọc) là không có cơ sở. Bởi: Trong quá trình cho vay đối với Công ty Thanh Ngọc, ngân hàng đã đầu tư vào vùng nuôi cá tra do Công ty Thanh Ngọc hợp tác với Công ty Cổ phần Thủy sản Sông Hậu (Công ty APC) để nuôi gia công cá tra theo hợp đồng số 01.10.HĐGC ngày 25/10/2010. Hợp đồng này nhằm cung ứng cho các nhà máy chế biến xuất khẩu. Qua nhiều lần làm việc với Ban lãnh đạo ngân hàng, bà Trần Ngọc Nhanh – Giám đốc Công ty Thanh Ngọc đề nghị ngân hàng tìm giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh. Đồng thời, thanh lý bớt tài sản trả nợ cho ngân hàng. Thời điểm đó, công ty này đang thiếu nhân sự và giám đốc công ty luôn đi công tác xa, lâu ngày nên rất khó xử lý, thanh lý tài sản, hàng hóa, đàn cá nuôi để trả nợ cho ngân hàng.
Sau nhiều lần làm việc, Công ty Thanh Ngọc đã lập văn bản ủy quyền cho Agribank – Cần Thơ tìm kiếm khách hàng để bán thanh lý đàn cá, trả nợ vay. Đàn cá đã được Mekongfish tiêu thụ và các khoản nợ đã thu hồi vào các ngày: 08/3/2012; 22/3/2012; 27/3/2012; 19/4/2012; 22/5/2012 và 29/5/2012.
Theo Hợp đồng gia công nuôi cá tra thương phẩm số 01.10/HĐGC.2010 ngày 25/10/2010 giữa Công ty Thanh Ngọc và Công ty APC, nuôi cá gia công tại 04 trại cá thuộc ấp 1, Thới Hưng, Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ. Ngày 19/10/2012, Agribank – Cần Thơ đã thuê Công ty Thẩm định giá Hoàng Quân khảo khát, xác định giá cá tra đang nuôi theo giá thị trường đối với 20 ao cá nuôi gia công tại Công ty APC để làm cơ sở tìm kiếm khách hàng.
Việc quyết định mua 20 ao cá của Công ty Thanh Ngọc đã được Công ty Thái Bình Dương (ông Nguyễn Tấn Thanh là chủ sở hữu và Giám đốc), Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Sông Hậu – Sohafood (ông Nguyễn Tấn Thanh làm Giám đốc), Công ty APC (ông Trần Thanh Long làm Chủ tịch HĐQT, đồng thời cũng là thành viên góp vốn của Công ty Thanh Ngọc, do vợ của ông Long làm Giám đốc) đã bàn thảo và cùng đề nghị Agribank – Cần Thơ cho Công ty Sohafood vay vốn kinh doanh, chuyển khoản qua cho Công ty Thái Bình Dương để thanh toán cho Công ty Thanh Ngọc. Bản chất, số tiền 18,5 tỷ đồng, Công ty Sohafood vay để chuyển sang Công ty Thái Bình Dương thanh toán cho khoản nợ vay của Công ty Thanh Ngọc. Khi tiền chuyển vào tài khoản của Công ty Thanh Ngọc, Agribank – Cần Thơ đã tiến hành thực hiện các bút toán để thu hồi khoản nợ vay của Công ty Thanh Ngọc.
Trong quá trình các bên tiến hành tiếp nhận các ao cá thì phát sinh tranh chấp giải quyết nợ giữa Công ty Thanh Ngọc và DNTN Duy An, được TAND quận Ninh Kiều thụ lý, giải quyết, với giá trị tài sản tranh chấp là 11,5 tỷ đồng.
Vào ngày 25/10/2012, TAND quận Ninh Kiều áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với 08 ao cá. Ngày 24/01/2013, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với 08 ao cá. Ngày 10/5/2013, một lần nữa, TAND quận Ninh Kiều đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các ao cá còn lại.
Ngay sau khi TAND quận Ninh Kiều áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, ngày 26/10/2012 và 01/11/2012, Agribank – Cần thơ đã gửi đơn yêu cầu Tòa án hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do 20 ao cá thuê nuôi gia công đúng quy trình tín dụng và pháp luật hiện hành nhưng không có kết quả.
Ngày 20/8/2016, trong văn bản số 09-2016/ Thanh Ngọc gửi Agribank – Cần Thơ nêu rõ: Việc tranh chấp số tiền 18,5 tỷ đồng phải do chính Công ty Thanh Ngọc trực tiếp giải quyết. Công ty Thanh Ngọc không ủy quyền cho ngân hàng nên ngân nhàng không có nghĩa vụ phải giải quyết các vấn đề liên quan đến số tiền 18,5 tỷ đồng và 20 ao cá nói trên. Văn bản này đã được ngân hàng cung cấp cho TAND quận Ninh Kiều cũng không được xem xét, giải quyết. TAND quận Ninh Kiều vẫn tiến hành thụ lý vụ án số 116/2016/TLST-KDTM (ngày 07/10/2016), theo đơn khởi kiện của Công ty Thái Bình Dương ngày 12/01/2016.
Theo quy định tố tụng, biện pháp phong tỏa tài sản, tài khoản ngân hàng chỉ được áp dụng đối với những tài sản, tài khoản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện. Giá trị tương đương ở đây về nguyên tắc có thể hiểu một cách linh động là thấp hơn, bằng hoặc cao hơn không đáng kể so với nghĩa vụ phải thực hiện. Quy định này được áp dụng xuyên suốt từ Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 đến Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Quy định nguyên tắc xác định sự thật của vụ án trong tố tụng dân sự không nằm ngoài mục đích đòi hỏi các cơ quan, người tiến hành tố tụng phải xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ nhất để loại trừ khả năng có sự thiếu khách quan, thiên vị, cảm tính cá nhân. Yêu cầu Tòa án phải đánh giá toàn diện và cân nhắc kĩ càng, đầy đủ các tình tiết có thể làm ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn vụ án. Bảo vệ công lý đã được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của cải cách tư pháp, gắn với hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử của tòa án.
Minh Chánh - Đoàn DuyTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.