Cuốn sách “Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản” của GS.TS Furuta Motoo được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành không chỉ là tấm gương phản chiếu Việt Nam qua lăng kính quốc tế, mà còn là món quà tinh thần quý giá, bồi đắp thêm cầu nối tri thức và hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay.
"Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản" qua lăng kính của GS.TS Furuta Motoo

Cuốn sách "Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản" của GS.TS Furuta Motoo được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành không chỉ là tấm gương phản chiếu Việt Nam qua lăng kính quốc tế, mà còn là món quà tinh thần quý giá, bồi đắp thêm cầu nối tri thức và hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay.

“Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản” qua lăng kính Furuta Motoo

Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Nhật Bản được nâng cấp lên "Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới", cuốn sách Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản của GS.TS Furuta Motoo, Chủ tịch Hội hữu nghị Nhật - Việt, Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp cùng Sbooks phát hành, mang ý nghĩa đặc biệt. Không chỉ là một công trình học thuật, cuốn sách còn là sự kết tinh của gần 50 năm gắn bó, nghiên cứu nghiêm túc và đầy tâm huyết của một học giả Nhật Bản dành cho Việt Nam.

Khác với nhiều cuốn sách lịch sử viết theo lối biên niên truyền thống, Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản là sự kết hợp giữa nghiên cứu hàn lâm với trải nghiệm cá nhân, giữa phân tích lịch sử với quan sát xã hội. GS.TS Furuta Motoo bắt đầu nghiên cứu về Việt Nam từ cuối thập niên 1960, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đang diễn ra ác liệt. Với luận văn tốt nghiệp về Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông khởi đầu hành trình học thuật kéo dài gần nửa thế kỷ, trở thành người Nhật Bản hiếm hoi am hiểu sâu sắc về lịch sử hiện đại Việt Nam.

“Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản” qua lăng kính của GS.TS Furuta Motoo- Ảnh 1.

Cuốn sách bao gồm 10 chương, với cấu trúc khoa học, nội dung phong phú, bao quát khá toàn diện các khía cạnh quan trọng về lịch sử, kinh tế, xã hội của Việt Nam. Thông qua cuốn sách, người đọc sẽ được tiếp cận từ những sinh hoạt đời thường của người dân Việt Nam như cuộc sống hằng ngày, tín ngưỡng, ngôn ngữ, văn hóa giao tiếp… cho đến những vấn đề vĩ mô như lịch sử dựng nước, các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể chế chính trị, quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quan hệ đối ngoại và vai trò của Việt Nam trong khu vực. Những vùng đất đặc trưng như đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc, Đông Nam Bộ hay các đô thị tiêu biểu như Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh… cũng được mô tả kỹ lưỡng qua cảm quan và trải nghiệm thực tế của tác giả.

Một trong những điểm hấp dẫn nhất của cuốn sách là cách tiếp cận "từ dưới lên". Thay vì tập trung vào các sự kiện chính trị lớn, tác giả khai thác nhiều chi tiết đời sống để từ đó lý giải các đặc trưng xã hội Việt Nam. Ông kể lại việc "xin đường" khi đi xe đạp, một hành vi phổ biến mà người Việt dùng để chuyển hướng trên đường, hay cảnh người cắt tóc vỉa hè vội vã ôm gương bỏ chạy khi lực lượng trật tự của chính quyền xuất hiện. Những hình ảnh nhỏ này được ông lý giải như biểu hiện rõ nét của một xã hội linh hoạt, thích ứng, và "sức mạnh từ dưới lên".

Chính từ góc nhìn ấy, tác giả đưa ra nhận định đáng chú ý: Việt Nam là một xã hội "khó cai trị" chứ không phải "vô tổ chức". Cụm từ "bất trị", được ông sử dụng trong một hội thảo khoa học, không mang hàm ý tiêu cực, mà để chỉ sức sống nội tại mạnh mẽ, khả năng tự điều chỉnh từ cộng đồng dân cư. Theo ông, mô hình kiểm soát từ trên xuống như ở Nhật Bản khó có thể áp dụng nguyên vẹn ở Việt Nam, bởi sức ép xã hội ngược chiều từ cơ sở rất lớn.

Không chỉ quan sát xã hội, tác giả còn đưa ra nhiều phân tích sâu sắc về các vấn đề lịch sử và văn hóa trọng yếu. Ông lý giải sự khác biệt giữa chế độ khoa cử ở Việt Nam và Trung Quốc, nhận định rằng chế độ trung ương tập quyền ở Việt Nam chủ yếu nhằm chống lại áp lực từ phương Bắc, chứ không phát triển tự nhiên từ nhu cầu nội tại. Ông cũng cho rằng hệ thống chính trị hiện nay ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản mang tính kế thừa truyền thống "tập quyền mềm dẻo" rất riêng.

Ở mảng tôn giáo, tín ngưỡng, cuốn sách không chỉ thống kê số lượng tín đồ theo từng hệ phái, mà còn phản ánh chiều sâu văn hóa tâm linh của người Việt. Từ việc tổ chức lễ "nhập trạch" khi chuyển trụ sở Đại học Việt Nhật, đến quyết định của chính quyền giữ nguyên cây đa và cổng làng Trung Nha ngay giữa đường Võ Chí Công ở Hà Nội vì yếu tố tâm linh, GS.TS Furuta Motoo khẳng định rằng tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam không chỉ là vấn đề tâm linh mà còn là phương thức ứng xử xã hội, vừa linh hoạt, vừa thực tiễn.

“Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản” qua lăng kính của GS.TS Furuta Motoo- Ảnh 2.

Đặc biệt, phần nghiên cứu về chữ viết của người Việt được trình bày một cách hệ thống, từ ảnh hưởng của Hán văn, sự xuất hiện và thất thế của chữ Nôm, đến quá trình Latinh hóa tiếng Việt. Tác giả nhìn nhận chữ Quốc ngữ là một "cách mạng thầm lặng", góp phần nâng cao dân trí, đồng thời cũng gây ra "đứt gãy" trong tiếp nhận di sản Hán học, một vấn đề mà đến nay vẫn còn nhiều tranh luận.

Một số nhận định của GS.TS Furuta Motoo trong cuốn sách mang ý kiến chủ quan, khác biệt với quan điểm chính thống ở Việt Nam. Tuy nhiên, tôn trọng tác giả và để bạn đọc thuận tiện tham khảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cố gắng giữ ý kiến của tác giả và khẳng định những ý kiến đó là của riêng tác giả chứ không phản ánh quan điểm của Nhà xuất bản. Và đó cũng là giá trị riêng của cuốn sách, một cái nhìn khách quan, chân thực từ một học giả nước ngoài giàu thiện chí. Sự thành thật trong quan sát, sự tinh tế trong lập luận và sự thấu hiểu sâu sắc về con người Việt Nam đã khiến cuốn sách vượt qua khỏi khuôn khổ của một công trình học thuật đơn thuần.

Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản

Nhằm cung cấp thêm cho bạn đọc góc nhìn của một học giả nước ngoài về Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sbooks xuất bản cuốn sách với tiêu đề Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản của GS.TS Furuta Motoo.

GS.TS Furuta Motoo là một nhà nghiên cứu về Việt Nam kỳ cựu, thông thạo tiếng Việt. Bắt đầu nghiên cứu về Việt Nam từ cuối những năm 1960, đến nay ông trở thành chuyên gia hàng đầu về Việt Nam học ở Nhật Bản. Ông hiện là Chủ tịch Hội hữu nghị Nhật - Việt; Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông là tác giả nhiều cuốn sách nghiên cứu về các vấn đề lịch sử của Việt Nam và đã được xuất bản ở Việt Nam trong những năm qua.

Trong cuốn sách, đất nước Việt Nam hiện lên khá sinh động về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử, truyền thống, quan hệ đối ngoại, con người... từ thời kỳ bắt đầu dựng nước cho đến cuối những năm 2010. Với khối lượng tư liệu đồ sộ, đề cập rất nhiều sự kiện suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, đặc biệt trong những thời điểm, giai đoạn quan trọng của đất nước, tác giả đã cung cấp những tư liệu và đưa ra những nhận định, đánh giá dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu nước ngoài rất đáng ghi nhận.

Trong Lời giới thiệu cuốn sách, GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử, đánh giá cao kinh nghiệm cũng như tâm huyết của GS.TS. Furuta Motoo trong nghiên cứu những biến chuyển cực kỳ phong phú, sinh động, giàu bản sắc và cũng hết sức phức tạp trong lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, ông cảm thấy bất ngờ trước những chi tiết thú vị và thực tế mà GS.TS Furuta Motoo đã đưa vào cuốn sách như: mô tả thực tế việc nuôi lợn, gà ngay trong gian nhà bé nhỏ thời bao cấp; hay những việc đời thường như cách thức người Việt Nam tham gia giao thông, hình ảnh người thợ cắt tóc ôm gương cùng với đồ nghề bỏ chạy khi bị đội trật tự của chính quyền đến dẹp rồi lại quay về khi họ đi qua; hay việc cúng "nhập trạch" khi khai trương trụ sở - một biểu hiện của tâm lý trọng thị yếu tố tâm linh của người Việt...

“Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản” qua lăng kính của GS.TS Furuta Motoo- Ảnh 3.

Các trang sách Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản cho thấy rõ, GS.TS Furuta Motoo đã miệt mài nghiên cứu về lịch sử, văn hóa Việt Nam và viết lại từ chính sự dày công tìm hiểu trong suốt gần nửa thế kỷ của mình. Có thể coi cuốn sách này như một tổng kết các nghiên cứu của ông về Việt Nam khi đã ngoài tuổi thất thập và vẫn tiếp tục dành tình yêu cho Việt Nam thông qua những tìm tòi, nghiên cứu, kiến giải không ngừng nghỉ. Cuốn sách cũng sẽ bổ sung vào kho tri thức cho bạn đọc trong và ngoài nước nhiều kiến thức mới, góc nhìn mới giúp bạn đọc có thêm cái nhìn tổng quan, sinh động về lịch sử Việt Nam thông qua cách nhìn nhận của một Giáo sư người nước ngoài.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của một người nước ngoài, có một số phân tích, nhận định, đánh giá của tác giả về những sự kiện, vấn đề lịch sử, nhân vật lịch sử mang ý kiến chủ quan, khác với quan điểm chính thống ở Việt Nam; một số dữ liệu, sự kiện lịch sử dựa theo tư liệu sưu tầm của tác giả, chưa hoàn toàn chính xác. Tôn trọng tác giả và để bạn đọc có thêm tài liệu trong việc tham khảo, nghiên cứu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cố gắng giữ nguyên một số ý kiến của tác giả và khẳng định những ý kiến đó không phản ánh quan điểm của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản - lăng kính từ một học giả ngoại quốc về Việt Nam

Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản của GS.TS Furuta Motoo, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Sbooks ấn hành, là kết tinh của hơn nửa thế kỷ gắn bó, nghiên cứu và đồng hành cùng Việt Nam của một học giả Nhật Bản. Tác phẩm mang đến góc nhìn khách quan, sâu sắc và đầy nhân văn về lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam không chỉ với tư cách một nhà nghiên cứu, mà còn từ trái tim của một người luôn dành trọn tâm huyết cho đất nước hình chữ S.

“Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản” qua lăng kính của GS.TS Furuta Motoo- Ảnh 4.

Trong bối cảnh Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023) và chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới", cuốn sách Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản là một dấu mốc tri thức và tình cảm đầy ý nghĩa. Đây không chỉ là một công trình học thuật dày dặn, mà còn là kết tinh của hơn nửa thế kỷ gắn bó và nghiên cứu nghiêm túc, đầy cảm hứng của một học giả Nhật Bản đối với Việt Nam.

Từ góc nhìn khách quan và tâm huyết, GS.TS Furuta Motoo đã vẽ nên "bức tranh toàn cảnh", sinh động về lịch sử, văn hóa, xã hội, con người và chính trị Việt Nam, không chỉ với tư cách một nhà nghiên cứu, mà còn như một người bạn thân thiết, một người trong cuộc đã và đang sống, làm việc, trải nghiệm đất nước này trong cả thời chiến lẫn thời bình.

Cuốn sách bao gồm 10 chương, với cấu trúc khoa học, nội dung phong phú, bao quát khá toàn diện các khía cạnh quan trọng về lịch sử, kinh tế, xã hội của Việt Nam. Thông qua cuốn sách, người đọc sẽ được tiếp cận từ những sinh hoạt đời thường của người dân Việt Nam như cuộc sống hàng nhày, tín ngưỡng, ngôn ngữ, văn hóa giao tiếp… cho đến những vấn đề vĩ mô như lịch sử dựng nước, các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể chế chính trị, quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quan hệ đối ngoại và vai trò của Việt Nam trong khu vực. Những vùng đất đặc trưng như đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc, Đông Nam Bộ hay các đô thị tiêu biểu như Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh… cũng được mô tả kỹ lưỡng qua cảm quan và trải nghiệm thực tế của tác giả.

Đặc biệt, chương cuối cùng của cuốn sách tập trung phân tích mối quan hệ Việt - Nhật từ lịch sử giao lưu, hợp tác từ thời phong kiến, trải qua những năm chiến tranh trên mảnh đất hình chữ S trong thế kỷ XX, cho đến giai đoạn phát triển toàn diện hiện nay, đã cho thấy chiều sâu trong tư duy và thiện chí của một học giả Nhật Bản dành cho Việt Nam.

Điểm đặc biệt khiến cuốn sách này trở nên cuốn hút là cách GS.TS Furuta Motoo kết hợp khéo léo giữa những phân tích học thuật với những câu chuyện đời thường. Từ việc mô tả không khí những buổi họp, hình ảnh người thợ cắt tóc chạy trốn đội trật tự, chuyện cơi nới nhà cửa, đến tín ngưỡng nhập trạch hay chuyện người dân "xin đường" khi tham gia giao thông, tất cả tạo nên một bức tranh vừa khoa học, vừa sống động, vừa sâu sắc mà cũng rất đời thường về xã hội Việt Nam.

Theo GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, viết về các vấn đề lịch sử, chính trị, xã hội… trải dài suốt từ thời tiền sử đến thời hiện đại, với những biến chuyển cực kỳ phong phú, sinh động, giàu bản sắc và cũng hết sức phức tạp như lịch sử Việt Nam là một việc cực khó, đối với ngay cả những học giả người Việt có kinh nghiệm nghiên cứu lâu năm và tâm huyết. "Lần đầu tiên tôi thấy một người nước ngoài viết về Việt Nam chân thành và sâu sắc đến vậy. Cả cuốn sách là những trang viết công phu và hấp dẫn với bút pháp khá độc đáo".

“Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản” qua lăng kính của GS.TS Furuta Motoo- Ảnh 5.

GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang cho cũng rằng, với cách tiếp cận liên ngành, bút pháp dung dị mà hấp dẫn, kết hợp quan sát thực tiễn và phân tích chuyên sâu, cuốn sách không chỉ đem lại một góc nhìn khách quan, mới mẻ mà còn giàu cảm xúc và giá trị học thuật. Đặc biệt, phần kiến giải về tư tưởng Hồ Chí Minh và những biến thiên của lịch sử Việt Nam hiện lên sinh động qua trải nghiệm và cảm nhận cá nhân của tác giả. GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang đánh giá đây là một công trình đáng quý, bổ sung nhiều tri thức hữu ích cho độc giả trong và ngoài nước, đồng thời khẳng định sự hấp dẫn đặc biệt của cuốn sách đến từ chính tư cách tác giả, một giáo sư người Nhật Bản am hiểu và gắn bó sâu nặng với Việt Nam.

Có nguồn gốc từ bản tiếng Nhật Kiến thức cơ bản về Việt Nam xuất bản năm 2017 tại Nhật Bản, cuốn sách đã được GS.TS Furuta Motoo chủ động viết lại để phù hợp hơn với độc giả Việt Nam. Với sự giúp sức của nhiều chuyên gia Nhật Bản học và các nhà sử học uy tín như GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang, GS. Nguyễn Văn Khánh, GS. Phạm Hồng Tung..., bản tiếng Việt đã trở thành một công trình hoàn chỉnh, có giá trị học thuật và thực tiễn cao.

Với khối lượng tư liệu đồ sộ, đề cập tới rất nhiều sự kiện trải theo suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, đặc biệt trong những thời điểm, giai đoạn quan trọng của đất nước, Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản chính là một cánh cửa rộng mở cho những ai đang tìm kiếm một cái nhìn toàn diện, khách quan và đầy nhân văn về đất nước Việt Nam không chỉ từ trong nước mà từ cả qua lăng kính của người nước ngoài. Cuốn sách không chỉ cung cấp tri thức, mà còn truyền cảm hứng về sự hiểu biết, lòng kính trọng và tình hữu nghị giữa các dân tộc; là một "cây cầu tri thức", được xây bằng trải nghiệm, tấm lòng, và sự trân trọng của một học giả Nhật Bản dành cho đất nước Việt Nam.

Vào lúc 15 giờ, ngày thứ Sáu, ngày 18/7/2025, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp Sbooks tổ chức ra mắt sách "Việt Nam một góc nhìn từ Nhật Bản" với chương trình giao lưu, đối thoại với tác giả GS.TS Furuta Motoo, Giáo sư Vũ Minh Giang với các độc giả. Tác giả sẽ ký tặng dành cho những độc giả tham dự, quan tâm. Liên hệ đăng ký tham dự qua bà Lê Thị Hà, phòng Tuyên truyền, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, số điện thoại: 0979.605.868.