Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến-Văn minh-Hiện đại”

Diễn đàn
11:19 AM 21/03/2023

Sáng 21/3, thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Hội thảo khoa học Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô "Văn hiến-Văn minh-Hiện đại" được tổ chức nhằm tạo diễn đàn để các cơ quan ban ngành, các chuyên gia, nhà khoa học cùng nhau thảo luận, trao đổi ý kiến  đưa ra các luận cứ khoa học, các giải pháp giúp cho thành phố Hà Nội phát huy các giá trị và nguồn lực văn hoá của Thăng long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô  phát triển nhanh, bền vững, lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng sông hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước cùng phát triển.

photo-1679372368591

Phát biểu tại Hội thảo, ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng: Trên thế giới, hiếm có Thủ đô nào có lịch sử, truyền thống văn hóa hơn 1.000 năm tuổi (tính từ kinh đô của nhà nước Âu lạc vào đầu thế kỷ thứ 3 trước công nguyên) như Thủ đô Hà Nội. Mỗi người dân Hà Nội và chúng ta luôn tự hào về Thủ đô yêu dấu, luôn ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu.

photo-1679372371326

Ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu tại Hội thảo.

Hội thảo hôm nay là sự tiếp nối, kế thừa và vận dụng những kết quả của các hội nghị, hội thảo khoa học vào thực tiễn cuộc sống đang diễn ra hết sức sôi động trên địa bàn Thành phố. Để tiếp tục làm rõ tư tưởng chỉ đạo coi văn hóa là động lực, là nguồn lực xây dựng và phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Với tinh thần dân chủ, khoa học và cầu thị, Thành phố mong muốn có sự đồng hành, tham gia đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu bằng các luận cứ khoa học, trách nhiệm và tình cảm đối với Thủ đô về vai trò của văn hóa trong xây dựng và phát triển, tiếp tục làm rõ hơn nội hàm và giải pháp phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" như đã được khẳng định tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về "Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về "Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

photo-1679372373077

Theo Ban tổ chức, các đại biểu tham dự Hội thảo sẽ tập trung trao đổi, thảo luận vào 4 vấn đề chính, gồm:

Luận cứ khoa học về đặc tính và giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội,   Thủ đô Văn hiến -Văn minh - Hiện đại. Vị trí, vai trò đặc biệt của văn hoá Thăng Long - Hà nội, kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hóa với phát triển kinh tế, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, trong đó văn hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô.

photo-1679372374837

Nhận diện các nguồn lực Văn hoá. Luận cứ khoa học và thực tiễn, các giải pháp để phát huy nguồn lực văn hóa Thăng Long - Hà Nội, chuyển hoá nguồn tài nguyên nhân văn, nguồn vốn văn hoá để phát triển công nghiệp văn hóa , du lịch văn hóa và công nghiệp sáng tạo. Kiểm đếm, đánh giá, số hoá di sản văn hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu số, hình thành nguồn tài nguyên nhân văn , để cùng với nguồn tài nguyên số là những nguồn tài nguyên của thời đại CMCN lần thứ 4 có giá trị và quan trọng nhất cho phát triển xanh, phát triển bền vững.

Các giải pháp bảo tồn, phát huy, phát triển giá trị của Thủ đô di sản, đặc biệt phát triển thương hiệu "Thành phố sáng tạo". Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và khu vực. Phát triển Hà Nội thành Thủ đô thông minh, hiện đại, có bản sắc, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị phía Bắc và cả nước,  trở thành một trong những điểm đến của tri thức và sáng tạo trong khu vực và trên thế giới.

Các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện. Trong đó đặc biệt là các giải pháp về cơ chế, chính sách, về  phân cấp phân quyền, cơ chế hợp tác công tư, cơ chế xã hội hóa, cơ chế liên kết hợp tác cả trong và ngoài nước.

Bảo Trung
Ý kiến của bạn
Bình luận
Bộ Tài chính đề xuất giảm tới 50% mức thu một số khoản phí, lệ phí đến hết 31/12/2026 Bộ Tài chính đề xuất giảm tới 50% mức thu một số khoản phí, lệ phí đến hết 31/12/2026

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng số tiền hỗ trợ ước tính hơn 3.000 tỷ đồng.