TP. Hồ Chí Minh: Một doanh nghiệp bị "tố" do chây ì trả nợ
Chế tài dân sự, trách nhiệm dân sự là hậu quả bất lợi đối với chủ thể không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Bên vi phạm hợp đồng phải chịu hậu quả bất lợi tương ứng với mức độ hành vi vi phạm đó gây ra.
Bên giao khoán vi phạm nghĩa vụ thanh toán
Ngày 09/7/2020, Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh thụ lý vụ án dân sự số 0477/2020/TLST-DS về việc "Tranh chấp hợp đồng giao khoán" giữa ông Lê Phương Bình – Nguyên đơn và Công ty Cổ phần Xây dựng DDC – Bị đơn.
Theo nội dung đơn khởi kiện ngày 01/7/2020: Ngày 22/02/2019, ông Lê Phương Bình có ký hợp đồng giao khoán nhân công số 01/2019/DDC với Công ty Cổ phần Xây dựng DDC, trụ sở tại Căn NTR- 03 tầng 3, 38 Trương Quốc Dung, phường 8, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.
Hợp đồng giao khoán nhân công số 01/2019/DDC quy định chi tiết việc Công ty Cổ phần Xây dựng DDC giao khoán cho đội thi công do ông Bình phụ trách thi công hoàn chỉnh phần ốp lát đá công trình Regent Village Resort tại Bãi Trường, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, theo hồ sơ thiết kế được Công ty Cổ phần Xây dựng DDC và Chủ đầu tư ban hành.
Hạng mục công trình bao gồm thi công đá sàn – len chân và thi công đá vách. Tổng giá trị hợp đồng là 18.765.000.000 đồng (Mười tám tỷ bảy trăm sáu mươi lăm triệu đồng).
Theo Điều 5 – Phương thức thanh toán, Công ty Cổ phần Xây dựng DDC sẽ thanh toán 80% giá trị khối lượng thi công thực tế tại công trường được tính đến thời điểm nghiệm thu và có xác nhận của quản lý dự án - Công ty Cổ phần Xây dựng DDC, thời gian thanh toán sau 02 tuần.
Từ ngày 08/5/2019 đến ngày 01/02/2020, đội thi công của ông Bình đã thi công các hạng mục theo bảng tổng hợp khối lượng công việc do Công ty Cổ phần Xây dựng DDC cung cấp. Tổng giá trị công việc thực tế đã hoàn thành là 12.297.766.298 đồng. Vào ngày 21/3/2020, khối lượng công việc hoàn thành đã được đại diện của Công ty Cổ phần Xây dựng DDC ký xác nhận thanh toán.
Tuy nhiên, từ thời điểm bắt đầu thi công đến khi tranh chấp hợp đồng, Công ty Cổ phần Xây dựng DDC chỉ thanh toán cho ông Bình số tiền 8.677.700.630 đồng. Mặc dù ông Bình đã nhiều lần yêu cầu thanh toán số nợ còn lại nhưng Công ty Cổ phần Xây dựng DDC không hợp tác giải quyết (?!).
Tính đến ngày 01/7/2021, Công ty Cổ phần Xây dựng DDC còn nợ ông Bình số tiền 3.620.065.668 đồng, chưa tính lãi phát sinh do vi phạm hợp đồng.
Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng
Về vấn đề này, Luật gia Nguyễn Đức Hải – Trung tâm Tư vấn pháp luật TP. Hồ Chí Minh (Hội Phổ biến và Tham vấn pháp luật Việt Nam) nêu quan điểm như sau:
Qua việc nghiên cứu hợp đồng giao khoán nhân công số 01/2019/DDC ngày 22/01/2019 giữa bên giao khoán là Công ty Cổ phần Xây dựng DDC, bên nhận giao khoán là ông Lê Phương Bình và các thông tin của phía ông cung cấp. Có thể thấy hợp đồng giao khoán này hoàn toán đúng quy định vì những lý do sau:
Thứ nhất, các chủ thể ký kết hợp đồng hoàn toàn đủ điều kiện để xác lập giao dịch dân sự - Công ty Cổ phần Xây dựng DDC là một doanh nghiệp được thành lập hợp pháp, do ông Nguyễn Lê Phương Danh là người đại diện theo pháp luật. Ông Lê Phương Bình là một người có đủ năng lực hành vi dân sự Vì vậy, có thể thấy các chủ thể tham gia giao ký kết hợp đồng giao khoán nhân công số 01/2019/ DDC hoàn toàn đủ năng lực hành vi dân sự để tham gia xác lập hợp đồng giao khoán này.
Thứ hai, hợp đồng giao khoán nhân công số 01/2019/DDC được xây dựng và ký kết trên tinh thần tự nguyện và theo nhu cầu của hai bên.
Thứ ba, mục đích của hợp đồng này là thi công đá sàn – len chân và thi công đá vách theo bản vẽ thiết kế do Công ty Cổ phần Xây dựng DDC và Chủ đầu tư công trình cung cấp. Mục đích này hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật và phù hợp với hợp đồng thi công xây dựng công trình.
Vậy, có thể khẳng định hợp đồng giao khoán được ký kết giữa Công ty Cổ phần Xây dựng DDC và ông Lê Phương Bình hoàn toàn đúng quy định pháp luật (phù hợp với Điều 117 Bộ luật dân sự 2015). Vì vậy, tất cả những thỏa thuận được ký kết trong hợp đồng này phải được hai bên tôn trọng và thực hiện đúng.
Vì vậy, để giải quyết nội dung mâu thuẫn giữa hai bên là "nội dung công việc, cũng như phương thức thanh toán của hợp đồng". Ta cần phân tích rõ Điều IV và Điều V của hợp đồng giao khoán này.
Theo phần khối lượng công việc được miêu tả như Điều IV, quy định khối lượng công việc bao gồm những công việc sau: Thi công đá sàn - len chân và thi công đá vách theo bản vẽ thiết kế.
Như vậy, có thể hiểu khối lượng công việc sẽ được thực hiện theo bản vẽ thiết kế, bản vẽ thiết kế thể hiện như thế nào thì bên nhận giao khoán là ông Lê Phương Bình sẽ phải thực hiện như vậy.
Theo quy định tại khoản 5.2 và khoản 5.3 Điều V của Hợp đồng thì Công ty Cổ phần Xây dựng DDC có nghĩa vụ thanh toán cho ông Lê Phương Bình "sau 2 tuần kể từ ngày ký biên bản nghiệm thu và có xác nhận của quản lý dự án DDC". Như vậy đến ngày 10/4/2020, Công ty Cổ phần Xây dựng DDC phải có nghĩa vụ thanh toán cho ông Lê Phương Bình toàn bộ số tiền còn lại chưa thanh toán. Tuy nhiên, đã quá thời hạn thanh toán theo như thỏa thuận, Công ty Cổ phần Xây dựng DDC vẫn không thanh toán số tiền trên. Ngày 15/03/2020, ông Lê Phương Bình buộc phải gửi văn bản thông báo về việc tạm dừng thực hiện Hợp đồng theo thỏa thuận tại khoản 12.3 Điều XII cho Công ty Cổ phần Xây dựng DDC.
Tại khoản 1 Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định: "Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung nghĩa vụ", khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại 2005, quy định: "Vi phạm hợp đồng là một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của luật này". Như vậy, các chủ thể phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng thương mại. Theo đó, bên có vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm do hành vi vi phạm của mình gây r
Đoàn DuyDự kiến từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.