Tỷ giá USD hôm nay 12/5: Tỷ giá trung tâm giảm 6 đồng

Ngân hàng
11:14 AM 12/05/2025

Sáng nay (12/5), tỷ giá trung tâm giảm 6 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại nhiều ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm so với phiên trước.

Tỷ giá USD trong nước

Tỷ giá trung tâm hôm nay (12/5) được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.945 VND/USD, giảm 6 đồng so với mức niêm yết cuối tuần qua. Áp dụng biên độ 5%, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch là từ 23.698 - 26.192 VND/USD.

Tỷ giá mua bán tham khảo cũng được Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước giảm về 23.748 - 26.142 VND/USD.

Tỷ giá USD hôm nay 12/5: Tỷ giá trung tâm giảm 6 đồng- Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

Tỷ giá USD trong nước sáng nay ghi nhận một số điều chỉnh trái chiều tại các ngân hàng, trong đó VietinBank và Eximbank lần lượt tăng 150 và 15 đồng giá mua. Ngược lại, có BIDV và Techcombank cùng giảm 6 đến 15 đồng ở cả hai chiều mua bán so với mức niêm yết cuối tuần qua. 

Cụ thể, lúc 9h15, Vietcombank niêm yết giá mua - bán USD ở mức 25.750 - 26.140 đồng/USD, ổn định chiều mua vào và chiều bán ra so với mức niêm yết trước.

VietinBank niêm yết giá mua - bán USD ở mức 25.785 - 26.145 đồng/USD, tăng 150 đồng/USD chiều mua vào và ổn định chiều bán so với mức niêm yết trước.

Techcombank niêm yết giá mua - bán USD ở mức 25.760 - 26.160 đồng/USD, giảm 6 đồng/USD chiều mua vào và 6 đồng/USD chiều bán so với mức niêm yết trước.

BIDV niêm yết giá mua - bán USD ở mức 25.785 - 26.145 đồng/USD, giảm 15 đồng/USD chiều mua vào và 15 đồng/USD chiều bán so với mức niêm yết trước.

Eximbank niêm yết giá mua - bán USD giao dịch ở mức 25.785 - 26.145 đồng/USD, tăng 15 đồng/USD chiều mua vào và giảm 25 đồng/USD chiều bán so với mức niêm yết trước.

Sacombank niêm yết giá mua - bán USD giao dịch ở mức 25.785 - 26.145 đồng/USD, ổn định chiều mua vào và chiều bán so với mức niêm yết trước.

Hiện giá chào mua USD trong phạm vi 25.750 - 25.785 VND/USD còn giá bán USD giao dịch trong vùng 26.140 - 26.160 VND/USD.

Tỷ giá USD thế giới

Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 100,42.

Chỉ số DXY đã tăng dần trong ba tuần qua. Chỉ số này ban đầu đã giảm vào đầu tuần trước nhưng sau đó đã phục hồi tốt trong nửa cuối tuần. Kết quả cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không tác động nhiều tới thị trường tiền tệ.

Theo đó, Fed đã giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25-4,5%. Ngân hàng Trung ương Mỹ cũng nhấn mạnh rằng họ sẽ không vội vàng cắt giảm lãi suất mà không đánh giá tác động của thuế quan. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã tăng trở lại sau kết quả cuộc họp của Fed.

Dữ liệu lạm phát từ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ được công bố vào tuần tới sẽ là một dữ liệu quan trọng cần theo dõi trong tuần này. Nếu dữ liệu mới này cho thấy lạm phát đang hạ nhiệt, thì điều đó có thể sẽ gây tác động tiêu cực đối với đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ.

Sự phục hồi từ mức thấp 99,18 và đóng cửa trên mốc 100 đã đem lại triển vọng tích cực trong ngắn hạn đối với chỉ số DXY. Mức tâm lý 100 có thể là mức hỗ trợ tốt ngay bây giờ. Chỉ số DXY có thể tăng lên vùng 101,50-102 trong ngắn hạn. 

Nhưng chỉ số này cần đà tăng mạnh bứt phá trên mốc 102. Ngược lại, nếu chỉ số này không thể phá vỡ mốc 102, nó có thể đảo ngược giảm từ đó, kéo chỉ số DXY xuống dưới mốc 100 một lần nữa. Điều này cũng sẽ đem lại xu hướng giảm rộng hơn. Đợt giảm này có thể kéo chỉ số DXY xuống vùng 98-96 trong những tuần tới.

Về mặt dài hạn, mức 96 là ngưỡng hỗ trợ rất mạnh có thể ngăn chặn đà giảm hiện tại. Chúng ta có thể kỳ vọng chỉ số DXY sẽ tăng trở lại từ mức khoảng 96 và tăng lên mốc 100, thậm chí cao hơn trong trung hạn.

Ở một diễn biến ngược lại, đồng EUR đã giảm theo đúng dự đoán. Tỷ giá EUR/USD đã giảm xuống mốc 1,12 đúng như mong đợi. Trường hợp chỉ số này giảm xuống dưới mức 1,12, nó có thể kéo đồng EUR giảm xuống mốc 1,1150 trong thời gian tới. Tuy nhiên, khả năng giảm xuống dưới mốc 1,1150 là không cao. 

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Bình luận
Employee Advocacy: Chìa khóa mở rộng truyền thông ngành ngân hàng Employee Advocacy: Chìa khóa mở rộng truyền thông ngành ngân hàng

Employee Advocacy - truyền thông qua chính nhân viên - đang nổi lên như một trụ cột chiến lược không thể thiếu trong hệ sinh thái truyền thông tích hợp (IMC) của ngân hàng hiện đại. Đây không còn là một xu hướng mới mẻ, mà là câu trả lời cho bài toán làm sao để thương hiệu ngân hàng trở nên gần gũi, chân thực và đáng tin hơn trong mắt khách hàng - đặc biệt là thế hệ Gen Z, Gen Alpha - những người không tin vào quảng cáo, mà tin vào lời kể từ “người trong cuộc”.