Xuất khẩu điều kỳ vọng đạt mục tiêu 4 tỷ USD năm 2024
Chuyên gia ngành điều dự báo, các tháng cuối năm nay xuất khẩu hạt điều sẽ tăng mạnh nhờ yếu tố chu kỳ và giá xuất khẩu có xu hướng tăng. Ngành điều Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ lập kỷ lục lịch sử với kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD trong năm 2024.
Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 10 tháng qua, nước ta đã xuất khẩu 613.500 tấn hạt điều, thu về gần 3,6 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng hạt điều xuất khẩu tăng 18,5% và giá trị tăng 22,1%.
Giá xuất khẩu loại hạt siêu dưỡng chất này của Việt Nam cũng tăng mạnh từ đầu năm đến nay, từ mức 5.394 USD/tấn lên 6.407 USD/tấn. Xuất siêu ngành điều trong 10 tháng năm 2024 tăng đột biến 3.881% so với cùng kỳ năm 2023.
Hiện Việt Nam vẫn vững ngôi đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều khi xuất khẩu sang 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến hết tháng 9/2024, xuất khẩu điều sang hầu hết thị trường đều tăng mạnh.
Trong đó, Mỹ là khách hàng lớn nhất của hạt điều Việt Nam. Trong 9 tháng năm nay, xuất khẩu sang thị trường này đạt trên 150.400 tấn, thu về 871,3 triệu USD. Lượng điều xuất khẩu sang Mỹ tăng gần 30%, còn giá trị tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2023. Theo đó, thị trường Mỹ chiếm 27,7% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều của nước ta trong 9 tháng năm 2024, tăng 2,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo dự báo, thị trường hạt điều toàn cầu sẽ tăng trưởng bình quân 4,6% trong giai đoạn 2022-2027, nhờ xu hướng ăn thuần chay và ưa chuộng thực phẩm từ hạt. Đây là cơ hội để ngành điều Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu và đạt kỷ lục 4 tỷ USD trong năm 2024.
Vậy nhưng là nước xuất khẩu điều hàng đầu thế giới nhưng hàng năm Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đô để nhập khẩu. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hạt điều về Việt Nam trong tháng 10 đạt hơn 141 nghìn tấn, trị giá hơn 220 triệu USD, giảm 16,9% về lượng và giảm 9,3% về trị giá so với tháng trước đó.
Lũy kế 10 tháng năm 2024, nhập khẩu hạt điều cán mốc hơn 2,3 triệu tấn, trị giá hơn 2,89 tỷ USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xét về thị trường, Campuchia là nhà cung cấp hạt điều lớn nhất của Việt Nam với sản lượng hơn 815 nghìn tấn, trị giá hơn 1,06 tỷ USD, tăng 33% về lượng và tăng 27% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá nhập khẩu bình quân đạt 1.300 USD/tấn, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.
Việc diện tích bị thu hẹp dần dẫn đến tình trạng ngành điều phải nhập khẩu nhiều hơn và nhập siêu xảy ra. Năm 2021, ngành điều lần đầu tiên ghi nhận nhập siêu kỷ lục sau hơn 3 thập kỷ duy trì xuất siêu.
Theo một số chuyên gia quốc tế, giá hạt điều ở cả chiều nhập khẩu và xuất khẩu đều đang biến động liên tục kể từ đầu năm đến nay có thể do nguyên nhân gián đoạn chuỗi cung ứng dẫn đến diện tích cây trồng này ngày càng bị thu hẹp.
Việt Nam, nhà chế biến hạt điều lớn nhất thế giới, đang phải đối mặt với tình trạng giảm sản lượng điều thô nhập khẩu trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu hoạch kém ở Tây Phi, khu vực cung cấp điều thô chính, cũng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt. Giá hạt điều thô tăng cao và việc thiếu nguồn nguyên liệu đã đẩy giá nhân điều tăng lên.
Ngoài ra, nhu cầu cao ở các thị trường mới nổi: Các quốc gia như Trung Quốc và các khu vực khác ở châu Á đang chứng kiến nhu cầu tăng mạnh do tầng lớp trung lưu mở rộng và người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sức khỏe. Cạnh tranh gia tăng đối với nguồn cung sẵn có đã đẩy giá lên cao.
Huyền My (t/h)Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 đã trở lại trong hai ngày 22-23/11/2024, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”. Trong ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện, hơn 60 diễn giả, chuyên gia; các cơ quan truyền thông, báo chí; những người hoạt động và có mối quan tâm tới lĩnh vực sales & marketing cùng sinh viên các trường Đại học đã hội tụ tại sự kiện sales và marketing lớn nhất năm.