Chương Mỹ: "Bảo hiểm" nào dành cho các "quan"?

Đời sống
01:40 PM 16/10/2020

Tuần qua, DN&TT nhận được đơn của một các công dân Phạm Văn hoạch (thôn Công An) và Cao Văn Phú (thôn Thuần Lương) cùng ở xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội phản ánh hiện tượng các lãnh đạo chủ chốt ở xã này là các ông: Lê Trung Hà, nguyên Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Thụ, nguyên Bí thư Đảng ủy xã, ông Lê Hoài Thi, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã này từng mắc nhiều sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý đất đai, bỏ ngoài sổ sách nhiều tỷ đồng ngân sách xã từ các nguồn thu cho thuê, cho thầu đất công… nhưng vẫn được đưa vào danh sách nhân sự của Ban Chấp hành Đảng ủy xã Hoàng Văn Thụ, nhiệm kỳ 2020-2025.

Chương Mỹ: "Bảo hiểm" nào dành cho các "quan"? - Ảnh 1.

Các ông Phạm Văn Hoạch và Cao Văn Phú trước ống kính phóng viên trong một lần phỏng vấn

Tuần qua, DN&TT nhận được đơn của một số công dân ở các thôn Công An và thôn Thuần Lương cũng ở xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội phản ánh hiện tượng các lãnh đạo chủ chốt ở xã này  là các ông: Lê Trung Hà, Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Thụ, nguyên Bí thư Đảng ủy xã, ông Lê Hoài Thi, Phó Chủ tịch UBND xã từng mắc nhiều sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý đất đai, bỏ ngoài sổ sách nhiều tỷ đồng ngân sách xã từ các nguồn thu cho thuê, cho thầu đất công… Hành vi của các ông Hà, ông Thi đã được UBND huyện Chương Mỹ kết luận tại nhiều văn bản. Đơn cử:

Tại văn bản số 382 ngày 27/12/2016, UBND huyện Chương Mỹ đã kết luận: UBND xã Hoàng Văn Thụ đã bỏ ngoài ngân sách 1tỷ 170 triệu đồng thu tiền "cho thuê đất" trong quá trình thực hiện hợp đồng số 78 (do UBND xã này ký theo Quyết định số 1301 của UBND tỉnh Hà Tây, ký ngày 12/9/2002) giao 32.126m2 đất nông  nghiệp, hợp đồng số 03 do UBND xã này ký theo ngày 29/8/2005 giao 48.838m2 đất nông nghiệp cho nhà máy gạch Tuynel sử dụng trong thời hạn 30 năm. "Căn cứ vào các điều khoản hợp đồng và các tài liệu khác thu thập được, chúng tôi khẳng định tiền tham nhũng vụ này lên đến 3 tỷ đồng chứ không phải chỉ là 1tỷ 170 triệu đồng như trong bản Kết luận nói trên đã nêu" - hai ông nhấn mạnh trong đơn.

Tại văn bản số 271 ngày 12/10/2017, UBND huyện Chương Mỹ từng kết luận, tuy chưa đầy đủ, nhưng số liệu kê khống thiệt hại do lũ lụt đã lên tới gần 100 triệu đồng. Và, theo đơn của hai ông, nếu căn cứ danh sách được UBND xã này lập trình lên UBND huyện Chương Mỹ duyệt trợ cấp ngập lụt năm 2016 thì con số kê khống nói trên còn tăng gần gấp đôi so với số được phát giác.

Tại Kết luận số 378 ngày 17/9/2015, UBND huyện Chương Mỹ khẳng đinh: UBND xã Hoàng Văn Thụ đã để nghoài ngân sách xã hơn 500 triệu đồng khi cho thuê ki ốt chợ Văn Phú và chi sai nguyên tắc cho Công ty Nam Á 957.910.000 đồng

Mặc dù để xảy ra nhiều những vi phạm nghiêm trọng, được UBND huyện Chương Mỹ kết luận như vậy, nhưng cho đến nay, lãnh đạo UBND xã Hoàng Văn Thụ là các ông Lê Trung Hà, Chủ tịch UBND, ông Lê Hoài Thi, Phó Chủ tịch UBND xã không những không bị các cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc điều tra, xử lý mà còn vẫn được đưa vào danh sách nhân sự của Ban Chấp hành Đảng ủy xã Hoàng Văn Thụ, nhiệm kỳ 2020-2025 để rồi nay đã được kiện toàn yên vị tại các chức vụ cao hơn.

Trong khi tố cáo tham nhũng như vậy, ông Cao Văn Phú từng bị đánh lén, bị chém trọng thương phải đi cấp cứu tại nhiều bệnh viện. Tuy vậy, khi được ông Phú trình báo và cung cấp chứng cứ thì vụ việc không được chính quyền xã và công an ở đây tiến hạnh điều tra nghiêm túc.

Đến đây, người viết bài này tự hỏi: Phải chăng, ở huyện Chương Mỹ, đang có những sợi dây "Bảo hiểm" nào đó dành cho các "quan"? Và không hiểu sao những sợi dây "bảo hiểm" này lại chắc đến thế, dù đã có ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng: Kiên quyết không để lọt những người không đủ phẩm chất, năng lực vào các cấp ủy, chính quyền? Xin  kính chuyển vụ việc này đến Thành ủy, UBND TP Hà Nội xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

Trần Ngọc Kha
Ý kiến của bạn
Bình luận