Nấm sò có mặt tại Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

Địa phương
06:14 PM 09/07/2024

Tại hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực của huyện Vũ Thư (Thái Bình) diễn ra từ ngày 10 - 14/7 sắp tới, nấm sò là một trong các sản phẩm OCOP tiêu biểu của huyện Vũ Thư được giới thiệu.

Nấm sò có tên khoa học là pleurotus ostreatus, hay còn được biết đến là nấm bào ngư. Đây là một trong những dạng nấm tươi phổ biến được nhiều người ưa chuộng bởi chúng giàu chất giá trị dinh dưỡng và có giá cả phải chăng. Nấm sò mọc tự nhiên trên các thân cây ở hầu hết các cây của rừng ôn đới và nhiệt đới. 

Ngày nay, nấm sò được trồng với mục đích thương mại tại nhiều quốc gia, là món ăn phổ biến không chỉ của Việt Nam mà còn ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Loại nấm này dễ trồng với điều kiện khí hậu Việt Nam, nấm thường sinh trưởng và phát triển tốt trên rơm, rạ, bã mía,...

Nấm sò có mặt tại Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP- Ảnh 1.

Nầm sò - sản phẩm OCOP huyện của huyện Vũ Thư được nhiều khách hàng ưa thích

Nấm sò hay nấm bào ngư được nhiều người ưa thích bởi vị giòn ngọt, dễ ăn. Loại nấm này có mũ rộng, mỏng, hình giống như vỏ sò với đường kính khoảng 2 đến 4 cm. Nấm sò thường có hai loại là nấm sò trắng với mũ nấm màu trắng và nấm sò xám với mũ nấm có màu xám. Nấm sò là loại nấm giàu chất dinh dưỡng và mang dược tính.

Vì thế mà bên cạnh việc dùng để chế biến các món ăn, nấm sò còn sử dụng như một bài thuốc chữa bệnh. Giá trị dinh dưỡng của nấm sò bao gồm 90.4% nước, 4% protein, 3.4% glucide, 3.3% vitamin PP,... Nấm sò ở dạng khối khô chứa hàm lượng protein lên đến 33 đến 43%. Bên cạnh đó, nấm sò còn chứa vitamin C, vitamin D, axit folic, axit béo không no, glutamic,... tốt cho sức khỏe.

Tại huyện Vũ Thư, nấm sò là sản phẩm OCOP đạt chất lượng 3 sao, được công nhận năm 2023. Mô hình trồng nấm của một số hộ gia đình tại Vũ Thư được địa phương ghi nhận và đánh giá cao. Hiện nay, mô hình trồng nấm tại Vũ Thư không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với cấy lúa mà còn là "điểm sáng" trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Nấm sò có mặt tại Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP- Ảnh 2.

Theo một số hộ gia đình trồng nấm: Đây không phải là nghề thực sự khó nhưng đòi hỏi người lao động phải chăm chỉ, tỉ mỉ từ khâu tuyển chọn nguyên liệu cho đến khâu chăm sóc cây nấm. Mùn cưa trồng nấm được mua từ các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai về vì chứa nhiều chất dinh dưỡng và phù hợp cho cây nấm phát triển. Mùn cưa được trộn với vôi bột theo tỷ lệ 6,5 - 7 độ PH và nước, bảo đảm độ ẩm từ 60 - 65%. 

Sau đó đóng mùn cưa vào bịch nilon, cho vào lò hấp để khử khuẩn trước khi đưa cá thể nấm vào trồng. Nhờ tuân thủ khắt khe trong quá trình sản xuất, cây nấm phát triển rất tốt, không sâu bệnh. Mỗi năm, mô hình trồng nấm của các hộ gia đình nơi đây cho sản lượng khoảng 30 tấn nấm thành phẩm, thị trường tiêu thụ chủ yếu là ở trong tỉnh miền Bắc.

Nấm sò có mặt tại Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP- Ảnh 3.

Nấm sò cho năng suất cao, được bán ra thị trường với mức giá khoảng 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí sản xuất, mỗi gia đình thu về lợi nhuận hàng trăm triệu đồng trên một năm. Đồng thời, giúp tạo công ăn việc làm cho người dân với thu nhập ổn định.

Nấm sò có mặt tại Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP- Ảnh 4.

Giàn nấm sò trồng bằng phương pháp giàn treo

Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực huyện Vũ Thư lần này là dịp để địa phương quảng bá sản phẩm nấm sò và các sản phẩm tiêu biểu của địa phương tới khách hàng, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Châu Nguyên
Ý kiến của bạn
Bình luận
Những lưu ý quan trọng khi di chuyển trên đường trong ngày mưa bão Những lưu ý quan trọng khi di chuyển trên đường trong ngày mưa bão

Theo các chuyên gia, khi di chuyển trên đường trong ngày mưa bão, người dân cần nhớ và tuân thủ một số lưu ý như: kiểm tra thời tiết, giảm tốc độ, giữ khoảng cách an toàn, sử dụng đèn chiếu sáng… nhằm đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro cho bản thân và những người xung quanh.