Tăng gói tín dụng hỗ trợ ngành lâm, thủy sản lên 30.000 tỷ đồng là cần thiết và kịp thời

Tài chính - Đầu tư
08:42 AM 16/04/2024

Các chương trình hạ lãi suất và gói tín dụng dành cho lĩnh vực lâm, thuỷ sản được tăng quy mô lên 30.000 tỷ đồng được đánh giá là cần thiết và kịp thời, nhằm thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp (DN) trong sản xuất, kinh doanh.

Theo báo cáo của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NHNN, chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản ban đầu có quy mô khoảng 15.000 tỷ đồng; lãi suất cho vay thấp hơn tối thiểu từ 1% - 2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn của chính ngân hàng cho vay; thời gian triển khai đến hết 30/6/2024.

Tăng gói tín dụng hỗ trợ ngành lâm, thủy sản lên 30.000 tỷ đồng là cần thiết và kịp thời- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, đến cuối tháng 1/2024, các ngân hàng đã giải ngân 100% mục tiêu của chương trình cho gần 6.000 lượt khách hàng vay vốn. 

Thống kê của NHNN cho biết, đến nay, các ngân hàng đã giải ngân cho vay với doanh số lũy kế trên 17.500 tỷ đồng, đạt 58,3% tổng doanh số cam kết cho vay Chương trình (theo quy mô 30.000 tỷ đồng) với trên 6.500 lượt khách hàng vay vốn.

Trong đó, doanh số cho vay đối với ngành hàng thủy sản đạt trên 13.000 tỷ đồng, chiếm 74,3% tổng doanh số cho vay, với trên 5.000 lượt khách hàng vay vốn; doanh số cho vay đối với ngành hàng lâm sản đạt trên 4.450 tỷ đồng, chiếm 25,7% tổng doanh số cho vay, với trên 1.460 lượt khách hàng vay vốn.

Giải ngân cho vay với khách hàng DN chiếm gần 83% tổng doanh số cho vay, khách hàng cá nhân, hộ gia đình chiếm hơn 17%.

Tốc độ này cho thấy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ngành lâm - thủy sản là rất lớn. Việc triển khai Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản được đánh giá là một trong những giải pháp thiết thực, gỡ “nút thắt” tài chính cho các doanh nghiệp, giúp 2 ngành hàng vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, giữ vị trí nằm trong top 6 hàng/nhóm mặt hàng kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD.

Do đó, NHNN yêu cầu các nhà băng xem xét việc nâng quy mô thành gói 30.000 tỷ đồng và đã nhận được sự đồng thuận.

Tại Hội thảo “Tín dụng hỗ trợ lâm, thuỷ sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD” vừa được tổ chức, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú nhấn mạnh, gói cho vay tín dụng gói 30.000 tỷ đồng là một trong những cơ chế chính sách rất cụ thể, tích cực, hiệu quả được Chính phủ rất ủng hộ. Nếu giải ngân hết 30.000 tỷ đồng, NHNN sẵn sàng đề xuất lên 45.000 tỷ đồng, thậm chí 50.000 tỷ đồng. Đây là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vượt khó trong giai đoạn hiện nay.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chương trình tín dụng ưu đãi 15.000 tỷ cho vay lĩnh vực lâm, thuỷ sản được coi là cú hích cho ngành lâm thuỷ sản, đã gỡ nút thắt tài chính cho các DN.

Dự báo nửa cuối năm nay, triển vọng thị trường xuất khẩu thuỷ sản sẽ sáng sủa hơn. Do vậy, ông Nam cho rằng các chương trình hạ lãi suất và gói tín dụng dành cho lĩnh vực lâm, thuỷ sản được tăng quy mô lên 30.000 tỷ đồng là cần thiết và kịp thời, nhằm thúc đẩy và hỗ trợ DN và bà con nông ngư dân quay vòng vốn đầu tư sẵn sàng cho sản xuất khởi sắc trở lại.

Để chính sách đi vào cuộc sống, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức tập huấn để công tác giải ngân đạt kết quả tốt nhất. Sắp tới Ngân hàng Nhà nước còn tổ chức Hội nghị để ngân hàng và doanh nghiệp tin tưởng lẫn nhau, đẩy mạnh việc cho vay.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Bình luận
12 đối tượng được miễn thu tiền qua phà từ 1/1/2025 12 đối tượng được miễn thu tiền qua phà từ 1/1/2025

Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.