Thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023
Sáng 11/1, Diễn đàn thường niên Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2023 (lần thứ 15) đã được tổ chức, với chủ đề: "Tối ưu nguồn lực, vượt qua thách thức". Diễn đàn do Bộ Ngoại giao và Vneconomy tổ chức, với sự tham gia của nhiều bộ, ngành, cơ quan Nhà nước, chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho rằng, với ý nghĩa là một trong những Diễn đàn kinh tế đầu tiên của năm 2023, ngoài việc đánh giá kết quả và bài học kinh nghiệm của năm 2022, đây là thời điểm phù hợp để dự báo sát nhất kịch bản tăng trưởng của kinh tế thế giới năm 2023, để từ đó đánh giá tác động đến kinh tế Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh ba đặc điểm, xu hướng đáng chú ý của kinh tế thế giới để Diễn đàn sẽ tiếp tục trao đổi, làm rõ.
Thứ nhất, kinh tế thế giới đang mất đần động lực tăng trưởng, đứng trước nguy cơ suy thoái kỹ thuật (IMF dự báo 1/3 các nền kinh tế trên thế giới sẽ suy thoái trong năm 2023). Các động lực tăng trưởng như xuất khẩu – đầu tư – tiêu dùng toàn cầu dự báo sẽ suy giảm.
Thứ hai, các chuyển đổi mang tính cơ cấu sẽ tiếp tục tạo ra các "va đập", "tái cấu trúc" và định hình các nguyên tắc, "luật chơi" mới trong quản trị kinh tế toàn cầu, thậm chí một số lĩnh vực có thể sớm đi vào thực thi (như thương mại xanh, thuế tối thiểu toàn cầu…).Trong bối cảnh đó, cạnh tranh chiến lược nước lớn về kinh tế sẽ tiếp tục gia tăng quyết liệt hơn.
Thứ ba, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, được đánh giá là trọng tâm của kinh tế thế giới, là động lực tăng trưởng, đồng thời là trung tâm của nhiều liên kết, sáng kiến kinh tế mới của các nước.
"Bối cảnh nhiều 'gam màu xám' nêu trên cũng cho chúng ta thấy những cơ hội. Nếu kịp thời nắm bắt, hoà nhịp vào các xu thế mới, tranh thủ các động lực tăng trưởng mới từ kinh tế xanh và chuyển đổi số, thu hút được các nguồn lực đầu tư mới, đây cũng sẽ là thời cơ để doanh nghiệp tạo ra các đột phá, các nền tảng để 'bứt tốc' trong tương lai", Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ nói.
Liên quan đến những khó khăn, thách thực của thị trường Việt Năm trong năm 2022, ông Phan Đức Hiếu – Uỷ viên thường tực Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cho biết, trong năm 2022, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng, tuy nhiên cũng có không ít thách thức.
"Thành tựu trong năm 2022 tôi không phủ nhận, rất đáng phấn khởi. Tôi không nhấn mạnh chúng ta đứng nhất khu vực, nhất thế giới nhưng tôi đánh giá thành tựu của 2022 đâu đó che mờ những khó khăn của 2022", ông Hiếu chia sẻ.
Theo quan điểm của ông Hiếu, chúng ta nên nhìn nhận rõ những khó khăn cho nền kinh tế trong năm 2023. Cụ thể, ông Hiếu nhấn mạnh đến vấn đề liên quan đến huy động nguồn lực mới và cách phân bổ nguồn lực, đặc biết là thu hút FDI.
"Chúng ta đã huy động đc nguồn lực mới như FDI. Tuy nhiên tôi không tự tin ở năm 2023 vì 2 lý do. Thớ nhất là suy thoái tế ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn đầu tư vào starrt up. Thứ 2 là chính sách, thuế suất thu nhập toàn cầu tác động đến FDI, các nhà đầu tư nc ngoài phải mất hàng năm để chuẩn bị".
Cũng theo ông Hiếu, huy động nguồn vốn FDI không chỉ là nguồn lực mà còn là thách thức lớn trong năm 2023. "Trong năm 2022, Việt Nam đã có nhiều chương trình phát triển kinh tế, rất tốt về tâm thế, cách tiếp nhận bài bản, cân nhắc để đưa ra năng lực hấp thụ. Cái đáng tiếc nhất là chúng ta làm tốt hơn, kịp thời hơn, nguồn lực được hấp thụ năm 2022 thì dư địa để chống chịu trong năm 2023 sẽ tốt hơn. Cái thách thức lớn nhất của chúng ta là phải đưa nó thành con số, thành các kết quả.
Năm 2023, tôi nghĩ tâm thế của chúng ta để xử lý các khủng hoảng tốt hơn, bài bản hơn rất nhiều, tổng quát hơn, dài hạn hơn. Tâm thế chưa đủ, chỉ là điều kiện cần nhưng hành động sớm, hành động theo phương thức nào mới là đủ.
Tuy nhiên, vẫn phải tôn trọng thị trường để phân bổ nguồn lực, dùng thị trường để giải vấn đề thị trường. Tôi nghĩ cần sự minh bạch, tiên liệu trước được. Năm 2023 sẽ rất khó khăn trong thu hút nguồn lực và giải quyết các vấn đề đang tồn tại, ảnh hưởng", ông Hiếu kết luận.
Nhật HàTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.