Thái Bình: Áp dụng cơ giới hóa biến ruộng hoang thành mùa vàng bội thu

Địa phương
05:57 AM 29/05/2024

Thực hiện chủ trương tích tụ ruộng đất và hướng đến phát triển nông nghiệp sạch, bền vững, chị Trần Thị Lanh (thôn Giáo Nghĩa, xã Bình Minh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) đã áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đến xã Bình Minh vào một ngày cuối tháng 5, chúng tôi có dịp gặp gỡ chị Lanh - Trưởng thôn thôn Giáo Nghĩa, cũng là người con gái trồng lúa trên những cánh đồng rộng cả trăm hecta, một trong những "đại điền" điển hình của tỉnh Thái Bình.

Thái Bình: Áp dụng cơ giới hóa biến ruộng hoang thành mùa vàng bội thu- Ảnh 1.

Ruộng lúa đang thì con gái của chị Lanh

Chị Lanh chia sẻ, từ năm 2007 - 2008, gia đình tôi được chia 3 sào ruộng theo đầu người, canh tác theo kiểu truyền thống, sau đó gia đình đã mạnh dạn đầu tư máy móc như: máy tuốt lúa, máy cày bừa, máy gặt,… để nhận làm thêm dịch vụ cho bà con nông dân ở địa phương.

Xót xa khi thấy cảnh thanh niên trong xã bỏ nghề nông đi làm công nhân, người già thì sức khỏe yếu. Từ đó, xuất hiện nhiều ruộng đất bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm, với việc đã sẵn có máy móc, chị thuê lại ruộng đất của người dân để canh tác.

Thái Bình: Áp dụng cơ giới hóa biến ruộng hoang thành mùa vàng bội thu- Ảnh 2.
Thái Bình: Áp dụng cơ giới hóa biến ruộng hoang thành mùa vàng bội thu- Ảnh 3.

Chị Lanh bên ruộng mạ của gia đình - Ảnh tư liệu

Khi nhận được chủ trương, các chính sách của Nhà nước khuyến khích việc tích tụ ruộng đất, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, chị Lanh đã mạnh dạn đầu tư để phát triển kinh tế. Đến nay, gia đình chị Lanh đã mở rộng diện tích canh tác lên đến 100ha trong đó: 80ha ở xã Bình Minh, 20ha ở xã Thanh Tân.

Qua trò chuyện, chị Lanh chia sẻ: "Mới đầu canh tác thực sự rất khó khăn bởi ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, không thể đưa cơ giới hoá vào sản xuất như mình mong muốn. Trong quá trình làm, tôi đã kết hợp cùng với xã, các trưởng thôn tuyên truyền để thu gọn các vùng cấy nhỏ lẻ thành 1 vùng. Từ đó, tôi bắt đầu thực hiện canh tác, nhưng chỉ với 2 máy chưa đủ phục vụ cho sản xuất, gia đình tôi làm đến đâu rồi vay mượn đầu tư dần tới đó mua sắm thêm máy móc, thiết bị".

Thái Bình: Áp dụng cơ giới hóa biến ruộng hoang thành mùa vàng bội thu- Ảnh 4.

Chị Lanh trong buổi làm việc với PV - Ảnh: Thành Trung

Nhờ có sự tin tưởng của bà con địa phương bằng sự chăm chỉ, nỗ lực, tâm huyết, chị Lanh đã biến những đồng ruộng bỏ hoang thành cánh đồng lúa vàng bội thu. Bên cạnh đó, với sự quan tâm của chính quyền địa phương đã tiếp thêm động lực cho chị cố gắng, duy trì và phát triển nông nghiệp, tiếp tục đầu tư thêm nhiều thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất.

Với mong muốn gắn bó đồng hành cùng bà con nông dân, xây dựng thương hiệu gạo cho quê hương Kiến Xương, tháng 5/2022, chị Lanh thành lập HTX sản xuất kinh doanh nông sản Quang Lanh, trong đó, chị đảm nhiệm vai trò Giám đốc HTX, chủ lực ở HTX gồm có 7 thành viên, vào mùa vụ sẽ có từ 25 - 30 người hỗ trợ cho sản xuất. 

Thái Bình: Áp dụng cơ giới hóa biến ruộng hoang thành mùa vàng bội thu- Ảnh 5.

Trụ sở HTX sản xuất kinh doanh nông sản Quang Lanh - Ảnh: Kim Dung

HTX chủ yếu làm dịch vụ nông nghiệp cho bà con và canh tác 100ha đất lúa của gia đình. Hiện tại ở HTX của chị có các thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất như: 3 máy làm đất, 1 máy gặt, 4 máy cấy, 2 máy bón phân, 1 lò sấy với công suất 40 tấn/ngày, 1 máy bay phun thuốc,... Tổng giá trị đầu tư trang thiết bị máy móc hơn 5 tỷ đồng.

Thái Bình: Áp dụng cơ giới hóa biến ruộng hoang thành mùa vàng bội thu- Ảnh 6.
Thái Bình: Áp dụng cơ giới hóa biến ruộng hoang thành mùa vàng bội thu- Ảnh 7.

Một số thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất ở HTX sản xuất kinh doanh nông sản Quang Lanh

Hiện nay, ngoài 1 số giống lúa khác còn có giống lúa TBR225 của Thái Bình Seed là giống lúa được thị trường ưa chuộng, được cấy ở 100ha ruộng đất của HTX. Trung bình mỗi vụ, sản lượng thóc sẽ cho thu hoạch từ 6 - 7 tấn thóc/ha, đem lại thu nhập cao. Toàn bộ quy trình được khép kín, từ khâu gieo mạ, cấy lúa, bón phân, xử lý sâu bệnh, gặt, sấy, đóng gói và bán ra thị trường.

Thái Bình: Áp dụng cơ giới hóa biến ruộng hoang thành mùa vàng bội thu- Ảnh 8.

Những cánh đồng lúa sắp được thu hoạch

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Minh cho biết: "Hiện nay, tại địa phương có diện tích đất khoảng 320ha, có gần 90ha đất bị bỏ hoang. Sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, nhỏ lẻ, manh mún, đầu tư chi phí sản xuất cao, thu nhập thấp, người dân bỏ ruộng đi làm nghề khác ổn định kinh tế hơn.

Chị Lanh đã đi đầu trong việc thực hiện chủ trương chính sách của tỉnh, tích tụ ruộng đất, mạnh dạn đầu tư đưa cơ giới hoá vào sản xuất, hạn chế được diện tích ruộng đất bỏ hoang trong xã, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thay đổi tư duy canh tác của bà con.

Thái Bình: Áp dụng cơ giới hóa biến ruộng hoang thành mùa vàng bội thu- Ảnh 9.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Minh trong buổi làm việc với PV - Ảnh: Thành Trung

Chúng tôi sẽ tích cực tuyên truyền đến bà con, khuyến khích, tạo điều kiện, hỗ trợ giúp cho người dân tiếp tục gắn bó với nghề nông, đầu tư thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương".

Làm nông nghiệp chịu nhiều rủi ro từ điều kiện khí hậu, thiên nhiên, chị Trần Thị Lanh đã dùng tất cả khả năng, kinh nghiệm, tiền bạc để quyết tâm thực hiện ước mơ làm giàu từ mảnh đất quê hương. Chị đã áp dụng những công nghệ tiên tiến bậc nhất vào sản xuất lương thực để cho ra những sản phẩm gạo chất lượng cao phục vụ thị trường. 

Thái Bình: Áp dụng cơ giới hóa biến ruộng hoang thành mùa vàng bội thu- Ảnh 10.
Thái Bình: Áp dụng cơ giới hóa biến ruộng hoang thành mùa vàng bội thu- Ảnh 11.
Thái Bình: Áp dụng cơ giới hóa biến ruộng hoang thành mùa vàng bội thu- Ảnh 12.

Quá trình sản xuất của HTX Quang Lanh

Ngoài áp dụng cơ giới hóa, chị Trần Thị Lanh đang áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, giúp thành phẩm của chị luôn "sạch" đúng nghĩa, đáp ứng những tiêu chí khắt khe để có thể xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Cuối năm nay, dự kiến chị sẽ phối hợp với một số doanh nghiệp để có những sản phẩm đầu tiên được kiểm nghiệm là nông sản sạch đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Tích tụ ruộng hoang bằng cơ giới hóa

Với đôi bàn tay chai sạn sau bao nhiêu năm gắn bó với ruộng đồng, thể hiện nghị lực vươn lên không ngừng nghỉ, giúp nhiều lao động trên địa phương có công việc và thu nhập ổn định, chị Lanh đã từng bước khẳng định lựa chọn của mình, làm giàu cho quê hương Thái Bình. Nhờ những thành tích xuất sắc đó, chị Lanh đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp chính quyền địa phương.

Thành Trung - Kim Dung
Ý kiến của bạn
Bình luận
Tổng Bí thư Tô Lâm tham dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024 Tổng Bí thư Tô Lâm tham dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024" - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.