Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất quý II/2025

Chứng khoán
02:53 PM 08/07/2025

Các sàn chứng khoán đã công bố Top 10 các công ty chứng khoán có thị phần giá trị giao dịch môi giới lớn nhất quý II/2025. Danh sách quý này có nhiều thay đổi thể hiện sức khỏe của các công ty trong môi trường nhiều biến động.

Thị phần môi giới HOSE quý II/2025 

Theo báo cáo của HOSE, thị phần môi giới trên sàn HOSE quý II/2025 tiếp tục ghi nhận sự thay đổi về thứ hạng các công ty chứng khoán hàng đầu. VPS vẫn đứng đầu với 15,4% thị phần, tuy nhiên giảm 1,6 điểm phần trăm so với quý trước. Việc thị phần VPS sụt giảm được ghi nhận từ quý II/2024 và vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục trong quý này.

Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất quý II/2025- Ảnh 1.

10 Công ty chứng khoán có thị phần giá trị giao dịch môi giới lớn nhất quý II/2025 tại HOSE.

Trong khi đó, SSI ghi nhận mức thị phần 10,85%, tăng nhẹ so với quý I/2025 và đạt mức cao nhất trong gần hai năm qua. Đây là quý thứ hai liên tiếp SSI ghi nhận đà tăng trưởng thị phần. TCBS đứng thứ ba với 7,5% thị phần, gần như không đổi so với quý trước.

Các vị trí tiếp theo trong Top 10 bao gồm Vietcap, HSC, VNDirect, MBS, MASVN, KIS và VCBS. VNDirect có bước tiến rõ nét với mức tăng 1,1 điểm phần trăm, đạt mức 4,8% thị phần, cao nhất trong 4 quý gần đây. Ngược lại, MASVN giảm 0,6 điểm phần trăm. VCBS quay trở lại bảng xếp hạng Top 10 với thị phần 2,9%, thay thế vị trí của FPTS sau ba quý vắng mặt liên tiếp.

Tổng thị phần nhóm 10 công ty dẫn đầu duy trì ở mức 68,5%, tương đương với quý I/2025, cho thấy sự ổn định về phân bổ thị phần trong nhóm dẫn đầu, dù có sự thay đổi về thứ hạng các đơn vị.

Thị phần môi giới HNX và UPCoM quý II/2025 

Quý II/2025 ghi nhận diễn biến cạnh tranh gay gắt trong nhóm dẫn đầu thị phần môi giới cổ phiếu trên cả sàn HNX và UPCoM.

Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất quý II/2025- Ảnh 2.

Trên sàn HNX, VPS tiếp tục dẫn đầu thị phần môi giới quý 2/2025 với tỷ lệ 18,82%, giảm nhẹ so với mức 19,09% của quý I và thấp hơn đáng kể mức đỉnh 24,2% cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, khoảng cách với nhóm bám đuổi vẫn đủ lớn để duy trì vị thế đầu tàu.

TCBS giữ vững hạng 2 với thị phần 8,81%, cải thiện so với quý I (8,24%) và tăng rõ rệt so với cùng kỳ 2024 (7,86%). SSI giữ hạng 3 với 7,8%, tăng nhẹ so với quý 1 (7,32%) và cùng kỳ (7,06%).

Các vị trí còn lại gồm VNDIRECT với 7,29% và Chứng khoán MB (MBS) đạt 6,27%, duy trì ổn định so với quý trước. Chứng khoán BIDV (BSC) vượt Chứng khoán FPT (FPTS) để vươn lên hạng 6 với 3,42%, FPTS rơi xuống hạng 7 với 3,22%. Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) và Vietcap (VCI) cùng đạt 3,19%, trong khi Mirae Asset đạt 3.08% và tiếp tục giảm hạng, thay thế KIS Việt Nam - đơn vị đã vắng mặt trong bảng xếp hạng quý này. BVSC (3,35%), FPTS (3,34%), BSC (3,19%), Mirae Asset (3.09%) và Vietcap (3.00%). Chứng khoán Vietcombank (VCBS) - đơn vị từng giữ vị trí thứ 10 cả năm 2024 - không còn xuất hiện trong bảng xếp hạng nửa đầu năm nay.

Trên UPCoM, thị phần VPS trong quý 2/2025 giảm mạnh xuống còn 16,57%, mất 4,65 điểm % so với quý 1 (21,22%) và giảm tới 11,59 điểm % so với cùng kỳ 2024 (28,16%). Dù vẫn dẫn đầu, khoảng cách với các đối thủ đang thu hẹp đáng kể.

TCBS vươn lên vị trí thứ hai với mức tăng thị phần ấn tượng, đạt 12,99%, gần gấp đôi quý I (7,75%) và gấp đôi cùng kỳ 2024 (6,11%) - mức tăng lớn nhất toàn bảng xếp hạng.

SSI giữ vị trí thứ ba với 7,13%, ổn định so với quý trước và tăng nhẹ so với cùng kỳ. Nhóm tiếp theo gồm MBS (5,64%), Vietcap (5.61%), VNDIRECT (5,52%) và FPTS (3,68%). Các vị trí cuối Top 10 là VCBS (3,46%), Chứng khoán TPHCM (HSC) (3,41%) và BSC (3,13%), ghi nhận mức thị phần tương đối ổn định so với quý I.

An Mai (t/h)
Ý kiến của bạn
Bình luận
Hà Nội: Xây dựng Sàn Giao dịch Công nghệ - Đòn bẩy phát triển thị trường đổi mới sáng tạo Hà Nội: Xây dựng Sàn Giao dịch Công nghệ - Đòn bẩy phát triển thị trường đổi mới sáng tạo

Trong bối cảnh khoa học - công nghệ ngày càng đóng vai trò cốt lõi, UBND TP Hà Nội đang gấp rút triển khai Sàn Giao dịch Công nghệ Hà Nội, một thiết chế trung gian không chỉ là nơi kết nối cung - cầu công nghệ, mà còn là nền tảng cho thương mại hóa tài sản trí tuệ, thúc đẩy thị trường khoa học công nghệ phát triển thực chất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Thủ đô.