TP. Điện Biên Phủ - Điện Biên: Tập trung tối đa nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
Dưới sự lãnh đạo thường xuyên, sát sao của Thành ủy, HĐND thành phố; sự phối hợp chặt chẽ Ủy ban MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội thành phố, ngay từ đầu năm, UBND TP. Điện Biên Phủ đã tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện quyết liệt, linh hoạt và đồng bộ các giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo kế hoạch giao.
Cách biên giới Lào 30km, TP. Điện Biên Phủ là một trung tâm thương mại quan trọng với các nước bạn Lào và Thái Lan và các tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Trong những năm gần đây, thành phố Điện Biên Phủ đã có sự đổi mới mạnh mẽ và phát triển vượt bậc về kinh tế xã hội. Đặc biệt, quý I/2024, thành phố đã đạt được những kết quả khá tích cực.
Trong đó, lũy kế từ đầu năm đến 15/03/2023, tổng thu ngân sách của thành phố đạt 157,968 tỷ đồng, đạt 19,8% dự toán thành phố giao. Trong đó, thu trên địa bàn là 67,968 tỷ đồng, đạt 23,4% dự toán tỉnh giao và đạt 17,9% dự toán thành phố giao. Tổng chi ngân sách đạt 139,541 tỷ đồng, đạt 17,7% dự toán thành phố giao.
Giải ngân vốn đầu tư công được chú trọng thực hiện. Lũy kế giá trị giải ngân vốn ngân sách tỉnh quản lý, thanh toán đến ngày 15/3/2023 là 22.907 triệu đồng, tỷ lệ đạt: 2,89% kế hoạch vốn giao. Lũy kế giá trị giải ngân, thanh toán vốn ngân sách địa phương thành phố quản lý đến ngày 15/03/2023 là 29.853 triệu đồng, tỷ lệ đạt 19,6% kế hoạch vốn giao.
Trong đó, nổi bật là khởi công công trình xây dựng Cầu Thanh Bình đảm bảo theo kế hoạch. Ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố nhằm đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng những quý tiếp theo.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ quý I trên địa bàn ước đạt 2.732,144 tỷ đồng, tăng 457,05 tỷ đồng (20,08%) so với kế hoạch, đạt 42,34 % kế hoạch năm; tăng 455,5 tỷ đồng (tăng 20%) so với thực hiện cùng kỳ năm 2022.
Hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố phát triển ổn định theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và luôn được khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất. Chất lượng sản phẩm, nguyên vật liệu, hàng hóa ngày càng đáp ứng nhu cầu thị trường. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 385,761tỷ đồng, tăng 7,173 tỷ đồng (tương đương tăng 1,89%) so với kế hoạch thực hiện, ước đạt 27,42% KH năm; tăng 38,915 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022.
Hoạt động du lịch khởi sắc với 130 nghìn lượt khách đến tham quan du lịch trên địa bàn. Doanh thu du lịch ước đạt 195 tỷ đồng.
Về lĩnh vực nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực là đạt 1.072,34 ha đạt 103% kế hoạch đề ra. 100% diện tích lúa đã đã được tỉa dặm, bón thúc đợt 1.
Công tác nông thôn mới (NTM) được địa phương hết sức chú trọng. Thành phố đã xây dựng báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết số 25/2021/QH15 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Đồng thời tiếp tục thực hiện đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025. Thực hiện công tác chuẩn bị hàng hoá, các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản địa phương, sản phẩm làng nghề mây tre đan để trưng bày tại Lễ Hội Hoa Ban năm 2023 và Ngày hội Văn hoá, thể thao, Du lịch tỉnh Điện Biên lần thứ VII.
Lĩnh vực văn hoá - xã hội cũng được thành phố duy trì, phát triển, nhờ đó đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên. Các chế độ, chính sách đối với người có công, đối tượng hưởng chính sách xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện cơ bản ổn định, không để xảy ra các vụ việc vi phạm phức tạp.
Chia sẻ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quý II/2024, đồng chí Nguyễn Quang Hưng - Chủ tịch UBND TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên cho biết: "Quý II/2024, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội ổn định. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại - dịch vụ. Phấn đấu tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ quý II ước đạt 2.460 tỷ đồng.
Thành phố tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cả về quy mô, chất lượng sản phẩm. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp quý II ước đạt 555 tỷ đồng. Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng đề án phát triển nông nghiệp gắn với du lịch.
Song song, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh, hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước và tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng trên mọi mặt. Đồng thời, thành phố cũng ưu tiên nguồn lực và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, nhóm công trình trọng điểm và các công trình chuyển tiếp".
"Bên cạnh đó, thành phố cũng phát huy nội lực, tập trung vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội; sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và các nguồn vốn ngân sách của thành phố.
Chính quyền thành phố luôn thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách xã hội đối với người có công với cách mạng, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội, giải quyết việc làm, an sinh xã hội. Quốc phòng - An ninh luôn được củng cố, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội", ông Nguyễn Quang Hưng cho biết thêm.
Việt DũngTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.