Vũ Thư chủ động ứng phó với những tình huống khẩn cấp trong mưa lũ

Địa phương
08:27 PM 13/09/2024

Cơn bão số 3 đã đổ bộ qua nhiều tỉnh thành phía Bắc nước ta, sau bão là mưa lớn trên diện rộng gây lũ lụt ở nhiều nơi, để lại những hậu quả nặng nề, trong đó có huyện Vũ Thư của tỉnh Thái Bình.

Vũ Thư là huyện nằm ven sông Hồng, nơi những ngày qua bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (Yagi) và tình trạng mưa lũ kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng về cơ sở vật chất, hạ tầng, đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương. Toàn huyện đã huy động tối đa nhân lực, vật lực sẵn sàng ứng phó với mưa lũ.

Vũ Thư chủ động ứng phó với những tình huống khẩn cấp trong mưa lũ- Ảnh 1.

Nước lũ dâng cao là mối nguy hại cho những đoạn đê xung yếu - Ảnh: Thành Trung

Theo báo cáo nhanh của BCH PCTT huyện về tình hình thiệt hại do Lũ sau cơn bão số 3 tính đến 16 giờ ngày 12/9/2024.

Diện tích bị ngập đến 16h ngày 12/9/2024: Diện tích lúa: 5.000ha, màu bị ngập: 1.100ha, cây ăn quả: 300ha, cây hòe: 550ha, cây khác: 500ha. Thủy sản: 400ha. 08 thuyền đánh cá Tân Lập bị chìm; Lồng cá (để chứa cá đánh bắt về) 30m2 bị trôi. Tạm dừng các hoạt động ngày từ  10/9/2024 của hơn 20 bến đò ngang qua sông Trà Lý, sông Hồng.

Vũ Thư chủ động ứng phó với những tình huống khẩn cấp trong mưa lũ- Ảnh 2.

Lãnh đạo huyện Vũ Thư kiểm tra tình trang an toàn của các tuyến đê, công trình thủy lợi - Ảnh: Đức Thạnh

Hiện Vũ Thư đã di dời gần 3.000 người vào vùng an toàn. Trong đó 60% ở nhà 2 tầng, 25% người già, trẻ em đã di dời, 15% ở lại hộ đê và di chuyển tài sản. 

Vũ Thư chủ động ứng phó với những tình huống khẩn cấp trong mưa lũ- Ảnh 3.

Những đạo đê xung yêu được gia cố kịp thời để đảm bảo an toàn - Ảnh: Đức Thạnh

Công trình thủy lợi, đê điều xử lý ngay giờ đầu,  huy động lực lượng, vật tư thực hiện củng cố các điểm xung yếu, chống tràn đê bao. Các xã bố trí đầy đủ lực lượng, sẵn sàng, chủ động chuẩn bị các phương tiện, vật tư sẵn sàng phòng chống lụt bão.

Trong đó có khoảng hơn 5.000 người ứng trực tại các khu vực đê xung yếu, huy động trên 20.000 bao bì các loại, gần 1.400m3 đất, cát được đóng vào bao vận chuyển lên bề mặt đê với khoảng 1.100 m2 bề mặt. Tổng chiều dài các đoạn đê xung yếu được chống tràn là khoảng 7.5 km.


Vũ Thư chủ động ứng phó với những tình huống khẩn cấp trong mưa lũ- Ảnh 4.

Chính quyền địa phương phối hợp với các lực lượng chức năng và nhân dân gấp rút chuẩn bị vật tư bảo vệ đê - Ảnh: Thành Trung

Trong những ngày tới, tình hình lũ lụt vẫn còn diễn biến phức tạp, tất cả các điểm đê xung yếu trên địa bàn huyện Vũ Thư đã được gia cố, lực lượng đảm bảo an toàn cho đê được bố trí đầy đủ, sẵn sàng ứng phó với các tình huống cấp bách xảy ra.

Thành Trung - Đức Thạnh
Ý kiến của bạn
Bình luận
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.