Sơn La: Xây dựng nông thôn mới hiệu quả, bền vững

Địa phương
03:56 PM 25/06/2024

Trong 6 tháng đầu năm 2024, với sự hỗ trợ của Nhà nước, cán bộ và nhân dân tỉnh Sơn La đã huy động mọi nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, diện mạo nông thôn có những thay đổi tích cực.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) là chương trình lớn mang tính tổng thể trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, khối lượng công việc nhiều, song được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp và các sở ngành liên quan, tỉnh Sơn La đã tập trung triển khai ngay từ đầu năm, phân công giao việc cụ thể đến từng địa phương.

Tỉnh Sơn La đã tập trung các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với nhiều kết quả tích cực.

Tỉnh Sơn La đã tập trung các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với nhiều kết quả tích cực.

Một trong những nhiệm vụ được tỉnh đặc biệt quan tâm là tập trung làm tốt công tác tuyên truyền với nhiều hình thức để đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của mình, chung tay xây dựng NTM. Từ đó, nhận thức của phần lớn cán bộ và người dân về xây dựng NTM đã có chuyển biến rõ rệt. Dân chủ cơ sở được nâng cao hơn, ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân từng bước được nâng lên.

Với tinh thần đoàn kết, chung tay thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới của người dân, tỉnh Sơn La đã đạt được nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các mặt công tác.

Do 6 tháng đầu năm 2024 không tiến hành rà soát, đánh giá Bộ tiêu chí xã Nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao do nhiều chỉ tiêu, tiêu chí của tỉnh được đánh giá vào cuối năm nên các huyện, thành phố vẫn lấy số liệu được đánh giá cuối năm 2023 làm cơ sở báo cáo. 

Theo đó, bình quân toàn tỉnh đạt 12,13 tiêu chí/xã. Cụ thể, có 65 xã đạt 19 tiêu chí (đạt 34,57%); 1 xã đạt từ 15-18 tiêu chí (0,53%); 45 xã đạt từ 10-14 tiêu chí (23,94%); 77 xã đạt từ 5-9 tiêu chí (40,96%). Đặc biệt, có 8 xã được công bố, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Tính đến 31/12/2023, tỉnh đã công nhận 6 xã nông thôn mới, đưa tổng cộng số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới lên 65 xã, tăng 1 xã so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao năm 2023 là 64 xã. 

6 xã được công nhận nông thôn mới gồm: xã Chiềng Pha, xã Chiềng La; huyện Thuận Châu; xã Ngọc Chiến, huyện Mường La; xã Mường Sai, huyện Sông Mã; xã Lóng Phiêng, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu. 

Đến hết năm 2024, 3 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, bằng 100% kế hoạch tỉnh giao từ đầu năm 2023, gồm các xã Hua La - thành phố Sơn La; xã Chiềng Bằng, Chiềng Khoang - Quỳnh Nhai.

Công tác huy động, lồng ghép các nguồn lực vào địa bàn các xã, huyện thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được quan tâm. Nguồn vốn trực tiếp của Chương trình đã được HĐND tỉnh, UBND tỉnh phân bổ 378.213 triệu đồng, bao gồm cả chuyển nguồn năm 2022, 2023 sang năm 2024.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, tính đến thời điểm 31/5/2024, tỉnh Sơn La đã giải ngân được 66.592 triệu đồng, đạt 17,61%, trong đó vốn đầu tư giải ngân được 61.144 triệu đồng, vốn sự nghiệp giải ngân được 5.448 triệu đồng.

Ngoài ra, tỉnh cũng triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn. Trong đó năm 2024, tỉnh phấn đấu có từ 50 sản phẩm từ 3 sao trở lên, điều này góp phần tăng sản phẩm OCOP được công nhận của tỉnh từ 151 sản phẩm năm 2023 lên 204 sản phẩm năm 2024.

Sơn La: Xây dựng nông thôn mới hiệu quả, bền vững- Ảnh 2.

Nhiều cách làm hay được áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người nông dân có thu nhập ổn định.

Đặc biệt, tỉnh đã đẩy mạnh chuyển đổi mô hình “Sản xuất các sản phẩm OCOP từ tre gắn với phát triển vùng nguyên liệu, chế biến tre bền vững tại xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn” sang mô hình “Sản xuất sản phẩm OCOP từ táo Sơn Tra gắn với phát triển vùng nguyên liệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị bền vững cho sản phẩm táo Sơn tra” tại xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu.

Thời gian 6 tháng cuối năm, Sơn La phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới tăng thêm ít nhất 8 xã, trong đó dự kiến gồm các xã: xã Chiềng Khay, xã Cà Nàng, xã Nậm Ét, xã Mường Sại thuộc huyện Quỳnh Nhai; xã Chiềng Mai thuộc huyện Mai Sơn, xã Mường Thải, xã Huy Tường thuộc huyện Phù Yên; xã Mường Hung thuộc huyện Sông Mã.

Phấn đấu đạt chuẩn tăng thêm ít nhất 2 xã nông thôn mới nâng cao, dự kiến 2 xã gồm xã Hát Lót - huyện Mai Sơn, xã Chiềng Đen - thành phố Sơn La. Phấn đấu tiêu chí bình quân đạt 13,12 tiêu chí/xã trở lên trên toàn tỉnh, không còn xã dưới 5 tiêu chí.

Để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới đạt hiệu quả và bền vững, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, kịch bản chi tiết tổ chức thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tuyên tuyền, vận động, xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền nhân rộng những mô hình tốt, cách làm hay nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai Kế hoạch số117/KH-UBND ngày 15/4/2024 về tổ chức thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2024; Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 16/02/2024 của UBND tỉnh về tổ chức triển khai thực hiện năm 2024 để hoàn thành các chỉ tiêu, đưa các xã mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới; xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; trong xây dựng huyện Quỳnh Nhai đạt chuẩn nông thôn mới, các sở, ngành, thành viên Ban chỉ đạo tỉnh, các tổ công tác chủ động, phối hợp thực hiện nhiệm vụ hiệu quả.

Việt Dũng
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam phấn đấu đạt 6 tỷ USD Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam phấn đấu đạt 6 tỷ USD

Dự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 đạt khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nỗ lực khắc phục được những hạn chế, năm 2025, Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này lên mức 4 tỷ USD và đạt 6 tỷ USD vào năm 2030.