Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình

Diễn đàn
12:49 PM 30/03/2025

Nông nghiệp Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn góp phần vào kim ngạch xuất khẩu quốc gia.

Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình- Ảnh 1.

Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2024 lập kỷ lục 62,5 tỷ USD.

Năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm trước. Đây là minh chứng cho tiềm năng to lớn của ngành và sự thay đổi trong chiến lược phát triển. Tuy nhiên, để nông nghiệp Việt Nam có thể phát triển vượt bậc trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số và cải tiến phương thức sản xuất, chế biến là yếu tố then chốt.

Nông nghiệp trong kỷ nguyên số không còn chỉ là câu chuyện về cây trồng và vật nuôi mà đã trở thành một hệ sinh thái phức hợp, đòi hỏi sự kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và công nghệ hiện đại. Những nền tảng như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), chuỗi khối (Blockchain) và Internet vạn vật (IoT) đã mang lại cơ hội chưa từng có để nâng cao năng suất, giảm chi phí và tăng chất lượng sản phẩm.

Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình- Ảnh 2.

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản qua các năm từ 2015 - 2024.

Dù đạt được nhiều thành tựu, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặt với không ít thách thức: Xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, việc thiếu chế biến sâu khiến nông sản có giá trị thấp, dễ bị ép giá và phụ thuộc vào biến động thị trường. 

Phụ thuộc vào một số thị trường lớn: Trung Quốc, Mỹ và EU chiếm phần lớn thị phần xuất khẩu, khiến ngành dễ bị ảnh hưởng bởi các chính sách thương mại của các quốc gia này; Biến đổi khí hậu và thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn và thiên tai ngày càng gia tăng, đe dọa sản xuất nông nghiệp; Năng suất lao động thấp, do chưa ứng dụng công nghệ một cách rộng rãi, hiệu quả sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế; Chưa tận dụng hết lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), việc nắm bắt thông tin và chiến lược tiếp cận thị trường vẫn chưa được tối ưu hóa.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Để ngành nông nghiệp của Việt Nam “cất cánh”, đồng thời hiện thực hóa mục tiêu “Phát triển nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia” trong bối cảnh chuyển đổi số, cần chú trọng triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp quan trọng.

Cụ thể, phát triển nông nghiệp thông minh, AI và Big Data có thể giúp nông dân dự đoán thời tiết, dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình sản xuất. IoT giúp giám sát độ ẩm, nhiệt độ, chất lượng đất và nước theo thời gian thực, từ đó cải thiện năng suất và giảm chi phí đầu vào. Blockchain trong truy xuất nguồn gốc: Đảm bảo tính minh bạch và giúp nông sản Việt Nam gia tăng uy tín trên thị trường quốc tế. Người tiêu dùng có thể kiểm tra thông tin về xuất xứ, quy trình sản xuất chỉ qua một mã QR. Phát triển các nền tảng thương mại điện tử nông sản: Các sàn giao dịch như Alibaba, Amazon hay các nền tảng nội địa có thể giúp nông dân tiếp cận thị trường toàn cầu mà không cần thông qua trung gian.

Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình- Ảnh 3.

Ứng dụng công nghệ số vào sản xuất và quản lý nông nghiệp

Đổi mới công nghệ chế biến, tính đến ngày 15/6/2023, cả nước có khoảng 13.000 cơ sở chế biến nông sản. Bao gồm: 614 cơ sở giết mổ tập trung, 5.229 cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy sản (đa ngành); 3.369 cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm có nguồn gốc thực vật, gần 4.000 cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm có nguồn gốc động vật trên cạn. 

Qua số liệu trên ta thấy dù số lượng cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản của nước ta hiện nay khá lớn, song trình độ chế biến chỉ mới ở mức trung bình và nhỏ. Hơn nữa, việc chế biến còn phụ thuộc vào mùa vụ nên phần lớn các nhà máy chưa hoạt động hết công suất, có thời điểm chưa tiêu thụ hết sản phẩm khi vào mùa vụ, nên vẫn còn xảy ra tình trạng được mùa mất giá. 

Do vậy việc đầu tư vào công nghệ chế biến: Các sản phẩm như cà phê hòa tan, nước ép trái cây, thực phẩm chế biến từ nông sản sẽ giúp tăng giá trị xuất khẩu gấp nhiều lần so với sản phẩm thô. Phát triển thương hiệu quốc gia cho nông sản: Tạo ra các thương hiệu mạnh như "Gạo ST25", "Cà phê Buôn Ma Thuột", "Vải thiều Bắc Giang"... giúp nâng cao giá trị và tăng khả năng cạnh tranh quốc tế.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại số, thay vì chỉ tham gia các hội chợ truyền thống, doanh nghiệp nông nghiệp cần tận dụng nền tảng số để tiếp cận đối tác quốc tế. Tận dụng các FTA: Việc hiểu rõ và vận dụng linh hoạt các điều khoản trong hiệp định như EVFTA, CPTPP sẽ giúp nông sản Việt Nam giảm thuế quan và mở rộng thị trường.

Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình- Ảnh 4.

Ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến thương mại là yêu cầu bắt buộc

Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp: Cung cấp hỗ trợ về tài chính, chính sách ưu đãi để thúc đẩy các startup nông nghiệp công nghệ cao. Tạo điều kiện cho các quỹ đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực nông nghiệp: Tăng cường sự tham gia của các nhà đầu tư để đưa công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Định hướng và chính sách hỗ trợ, đầu tư vào hạ tầng công nghệ: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu, vườn ươm công nghệ nông nghiệp để hỗ trợ chuyển giao công nghệ đến nông dân và doanh nghiệp. Hỗ trợ tài chính và tín dụng: Cung cấp các gói tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp và hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Đào tạo nhân lực: Phát triển chương trình đào tạo về nông nghiệp thông minh, giúp người lao động thích ứng với sự thay đổi của công nghệ.

Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình- Ảnh 5.

Ngành nông nghiệp 2024: “Bức tranh nhiều gam màu sáng”

Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để bứt phá nhờ vào công nghệ số. Việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, quản lý và thương mại sẽ là chìa khóa giúp nông sản Việt Nam nâng cao giá trị, cạnh tranh hiệu quả và phát triển bền vững. Nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và nông dân, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành cường quốc nông nghiệp trong thời đại kỷ nguyên số.

Châu Nguyên - Nhật Quang
Ý kiến của bạn
Bình luận
Giá xăng, dầu có thể tiếp tục tăng vào kỳ điều hành ngày 3/4 Giá xăng, dầu có thể tiếp tục tăng vào kỳ điều hành ngày 3/4

Theo kế hoạch, ngày mai (3/4) là thời điểm liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ. Căn cứ giá xăng dầu tuần qua, các chuyên gia nhận định, giá xăng, dầu ngày 3/4 có thể sẽ được điều chỉnh tăng lần thứ 3 liên tiếp.