Thanh Hóa: Xây dựng mô hình “Mỗi công dân - Một danh tính số”
Sở khoa học và Công nghệ Thanh Hóa vừa có Dự thảo Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, trong đó, tập trung xây dựng mô hình “Mỗi công dân - Một danh tính số”.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 3/2025, toàn tỉnh đã thu nhận và kích hoạt thành công hơn 2,2 triệu tài khoản định danh điện tử, riêng từ đầu năm đến nay đã kích hoạt được hơn 30 nghìn tài khoản.

Các tổ công nghệ số cộng đồng thị xã Bỉm Sơn đến từng hộ dân hỗ trợ cài đặt ứng dụng VNeID, chữ ký số cá nhân và các ứng dụng chuyển đổi số. Ảnh: Hoài Anh
Về chữ ký số, đã cấp phát gần 538 nghìn chữ ký điện tử cho người dân, đạt tỷ lệ 26,3%. Về lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt cho các đối tượng hưởng chính sánh an sinh xã hội, với tổng số đối tượng được cấp chi trả qua tài khoản là 45.158/53.571 người (đạt 84,3%).
Việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, đã vận động và triển khai việc tiếp nhận không dùng tiền mặt cho 59.991/164.382 người (đạt 36,49%). Về thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ quốc giá, tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến là gần 265.588/ 450.684 hồ sơ (đạt 58,93%).
Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình xây dựng xã hội số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn còn một số khó khăn nhất định, như: hạ tầng tiện ích chưa phủ khắp, thiếu đồng bộ; một bộ phận người dân ngại thay đổi thói quen trong thanh toán không dung tiền mặt; cùng với một số ứng dụng, nền tảng số dành cho người dân vẫn chưa thật sự thuận tiện…
Trên cơ sở đó, Sở Khoa học và Công nghệ đã có dự thảo Kế hoạch triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét. Trong đó, mô hình "Mỗi công dân - Một danh tính số" nhằm lan tỏa kỹ năng số trong cộng đồng, với mục tiêu bảo đảm 100% công dân từ 16 tuổi có danh tính số và sử dụng ứng dụng VNeID, tài khoản ngân hàng số.
Đồng thời, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã, đang nỗ lực đẩy mạnh công tác tuyền truyền về định danh điện tử, đồng thời hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng VNeID, cách thức đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và tài khoản ngân hàng số.
Với mục tiêu lấy người dân làm trung tâm, lấy dữ liệu làm nền tảng, thị xã Bỉm Sơn đã và đang tích cực triển khai việc cài đặt và sử dụng ứng dụng VNelD, tài khoản ngân hàng số cho người dân.
Đến nay, trên 90% dân số được cấp căn cước công dân gắn chip (số còn lại chủ yếu là công dân địa phương đi làm ăn xa); 95,57% người dân được cài đặt mã định danh điện tử được kích hoạt mức độ 2, đảm bảo lộ trình thực hiện Đề án số 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Cùng với đó, 90% người dân có tài khoản ngân hàng và 75,2% người dân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo đánh giá của UBND thị xã Bỉm Sơn, khu phố 4, phường Lam Sơn là một trong những khu dân cư tiêu biểu đi đầu trong việc thực hiện chuyển đổi số. Một số thành viên trong tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) đã tập trung hướng dẫn người dân cài đặt, nắm bắt các kỹ năng sử dụng các nền tảng số, thanh toán không dùng tiền mặt và hỗ trợ cài định danh điện tử cá nhân. Đến nay, 100% công dân trong độ tuổi trưởng thành của khu phố đã cài định danh điện tử cá nhân, phần mềm BHXH trên điện thoại di động; 60,3% dân số độ tuổi trưởng thành cài đặt chữ ký số.
Một trong những "điểm sáng" về chuyển đổi số trong cộng đồng còn phải kể đến các khu dân cư trên địa bàn xã Định Hưng (Yên Định). Đến nay 4/4 thôn của xã gồm: Duyên Hy, Vệ Thôn, Hổ Thôn, Đồng Tình đều đã được công nhận là thôn thông minh. Cùng với việc thực hiện cài đặt chữ ký số cá nhân, định danh điện tử, việc tạo lập tài khoản ngân hàng cũng được địa phương đặc biệt chú trọng.
Theo báo cáo của UBND xã, đến nay 100% các hộ kinh doanh, trên địa bàn xã sử dụng mã QR, chấp nhận thanh toán không dung tiền mặt; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động có tài khoản ngân hàng đạt 83%.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, tính đến hết tháng 3/2025, toàn tỉnh đã thu nhận và kích hoạt thành công hơn 2,2 triệu tài khoản định danh điện tử, riêng từ đầu năm đến nay đã kích hoạt được hơn 30 nghìn tài khoản.
Về chữ ký số, đã cấp phát gần 538 nghìn chữ ký điện tử cho người dân, đạt tỷ lệ 26,3%. Về không dùng tiền mặt, 26/26 huyện thị xã, thành phố đã thực hiện chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội, với tổng số đối tượng được cấp chi trả qua tài khoản là 45.158/53.571 người (đạt 84,3%)…
Nhiều địa phương trong tỉnh Thanh Hóa hạ quyết tâm mọi công dân từ 16 tuổi trở lên có đủ điều kiện đều có danh tính số, tài khoản số, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã, đang nỗ lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền về định danh điện tử, đồng thời hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng VNeID, cách thức đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và tài khoản ngân hàng số. Đây được xem là nền tảng vững chắc để tỉnh Thanh Hóa triển khai có hiệu quả mô hình "Mỗi công dân - Một danh tính số" nói riêng, các phong trào "Bình dân học vụ số" nói chung trong thời gian tới.
Thiết nghĩ, để phong trào này được triển khai rộng khắp, hiệu quả trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, ngoài sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia của người dân đóng vai trò quan trọng.
Triều Nguyệt
Phát biểu tại Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2025, ông Lim Dyi Chang, Giám đốc Cấp cao Khối Khách Hàng Doanh Nghiệp, Ngân hàng UOB Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam không chỉ nổi lên như một điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI, mà còn đóng vai trò là mắt xích chiến lược trong chuỗi giá trị khu vực, kết nối các nền kinh tế ASEAN.