Thị trường đồ gia dụng Việt Nam 2024: Nhu cầu cao, cạnh tranh lớn

Thị trường
02:56 PM 13/12/2024

Thị trường gia dụng tại Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng bởi nhu cầu về ngành hàng ngày càng lớn, song đây cũng là thị trường có mức độ cạnh tranh khốc liệt.

Tổng cục Hải quan cho biết, kim ngạch nhập khẩu hàng gia dụng và linh kiện 10 tháng đầu năm 2024 đạt trên 1,86 tỷ USD, tăng 19,9% so với 10 tháng đầu năm 2023.

Các thị trường lớn cung cấp hàng gia dụng và linh kiện cho Việt Nam trong 10 tháng năm 2024 là: Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia. Trong đó nhập khẩu đồ gia dụng và linh kiện từ thị trường Trung Quốc đạt 709,68 triệu USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 38,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là thị trường Thái Lan đạt 690,45 triệu USD, tăng 20,8%, chiếm 37,1%; thị trường Malaysia đạt trên 259,66 triệu USD, tăng 7,7%, chiếm 14%.

Thị trường đồ gia dụng Việt Nam 2024: Nhu cầu cao, cạnh tranh lớn- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Năm 2024, thị trường đồ gia dụng Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng nhẹ.

Sự phát triển này chủ yếu được thúc đẩy bởi mức thu nhập và chất lượng sống của người dân ngày càng được nâng cao, cùng với sự mở rộng của tầng lớp trung lưu.

Tầng lớp này ngày càng quan tâm hơn đến việc đầu tư vào các thiết bị gia dụng trong gia đình, từ các thiết bị nhà bếp thông minh đến các thiết bị vệ sinh và chăm sóc sức khỏe.

Tại triển lãm quốc tế điện tử và thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) năm 2024, dựa trên các báo cáo từ thị trường ngành điện và điện tử tiêu dùng, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam cho biết: Quy mô thị trường đồ gia dụng trong nước trị giá ước tính lên đến 12,5 - 13 tỷ USD, nhu cầu mua sắm các thiết bị điện gia dụng, thiết bị nhà bếp sẽ tiếp tục tăng cao cho đến năm 2025. Tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 10% mỗi năm và mỗi hộ gia đình Việt Nam đã chi tiêu trung bình khoảng 8,4 triệu đồng cho các thiết bị gia dụng.

Mặc dù thị trường đang trên đà tăng trưởng, nhưng mức độ cạnh tranh trong ngành cũng ngày càng khốc liệt hơn. 

Trong khi thị trường đồ gia dụng Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các thương hiệu quốc tế với thiết kế hiện đại và công nghệ tiên tiến, các thương hiệu nội địa dường như vẫn đang gặp thách thức trong việc cải thiện tính thẩm mỹ và sáng tạo của sản phẩm.

Điển hình, các thương hiệu như Kangaroo, Sunhouse, Goldsun… đều đang có chỗ đứng nếu tính riêng thị phần, được người tiêu dùng Việt biết đến và đánh giá cao, xuất hiện tại khắp các kệ hàng siêu thị, đại lý bán lẻ. Nhưng, hầu hết sản phẩm của họ dù có đổi mới về thiết kế nhưng có phần chậm chạp hơn, chưa đủ để gây ấn tượng hay tạo sự khác biệt, nhất là khi so với đối thủ từ các thương hiệu quốc tế.

Sự cạnh tranh không chỉ đến từ các thương hiệu quốc tế mà còn từ các thương hiệu địa phương, tạo ra một thị trường đa dạng và phong phú với nhiều sản phẩm từ thiết bị thông minh đến các sản phẩm truyền thống. Sự phong phú này đồng thời là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp khi họ phải liên tục đổi mới và sáng tạo để không bị tụt hậu.

An Mai (t/h)
Ý kiến của bạn
Bình luận
Cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng hơn 40 lần Cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng hơn 40 lần

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 11/2024, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt hơn 2 triệu USD, tăng 4.270% (tương đương tăng gấp 42 lần) so với cùng kỳ năm 2023.