Doanh nghiệp Thanh Hóa tăng cường hoạt động kết nối giao thương

Địa phương
09:07 PM 30/08/2024

Những năm gần đây, bên cạnh việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh Thanh Hóa rất chú trọng đến các hoạt động kết nối giao thương, mở rộng thị trường với các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các thị trường trọng điểm, nhiều tiềm năng ở các vùng, miền. Qua đó giúp các doanh nghiệp tỉnh nhà trao đổi, học hỏi kinh nghiệm phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời quảng bá, giới thiệu các sản phẩm thế mạnh của mình.

Trước sự phát triển sôi động của nền kinh tế đã đặt ra nhu cầu giao thương kết nối, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư, sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại giữa doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh, thành phố trong nước thường xuyên được tổ chức, đã thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp và người dân. 

Với việc tham gia các hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là tại các vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành nghề. chính là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với thị trường. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Thanh Hóa đưa hàng hóa đến các thị trường ngoài tỉnh.

Doanh nghiệp Thanh Hóa tăng cường hoạt động kết nối giao thương- Ảnh 1.

Hội chợ trưng bày giới thiệu, sản phẩm, nơi kết nối giao thương, trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp trên cả nước.

Để thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tỉnh đã tập trung triển khai đa dạng, linh hoạt các hình thức xúc tiến thương mại thông qua các hoạt động như tổ chức hội chợ, gian hàng trưng bày sản phẩm; tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu; xuất nhập khẩu hàng hoá. Ngoài ra, việc xúc tiến thương mại còn được đẩy mạnh trên các nền tảng số, sàn giao dịch thương mại điện tử, giúp các đối tác sản xuất và kinh doanh gặp gỡ, ký kết thành công nhiều hợp đồng tiêu thụ, đưa sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề của tỉnh vươn xa.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức nhiều hoạt động kết nối, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn. Những hoạt động này đã và đang trở thành cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng; góp phần nâng tầm quy mô sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương.

Hiện tại, tỉnh Thanh Hoá có khoảng 20 sản phẩm công nghiệp chủ lực, 116 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hàng trăm các sản phẩm nông nghiệp là thế mạnh của địa phương với hàng nghìn cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hoạt động. Nhờ xúc tiến thương mại lượng tiêu thụ tăng 30 - 40%, kỳ vọng từ nay đến cuối năm sẽ tăng doanh số.

Doanh nghiệp Thanh Hóa tăng cường hoạt động kết nối giao thương- Ảnh 2.

Doanh nghiệp Thanh Hóa tăng cường hoạt động kết nối giao thương

Nhờ tăng cường các hoạt động kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, 8 tháng năm 2024, hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng tăng 17,5% so với cùng kỳ. 

Đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã đảm bảo đơn hàng sản xuất cho cả năm 2024. Đây là điều kiện thuận lợi để toàn tỉnh tăng tốc về đích mục tiêu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã đề ra.

Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: Doanh nghiệp Thanh Hóa đã, đang và sẽ cố gắng kết nối giao thương, tìm cơ hội đầu tư, tìm kiếm doanh nghiệp phù hợp với ngành hàng của mình, để xúc tiến thương mại, để gặt hái kết quả tốt phục vụ sản xuất kinh doanh trong giao thương xúc tiến thương mại; chia sẻ những khó khăn vướng mắc và nắm bắt cơ hội, cùng đoàn kết đi lên phục vụ sản xuất kinh doanh theo quy định pháp luật, cùng phát triển đúng hướng, an toàn và bền vững. Làm sao đem những sản phẩm của mình trao đổi qua lại để làm cho thế mạnh của cộng đồng doanh nhân kết nối với nhau và đem sản phẩm của mình đi ra kết nối với thị trường thế giới

Theo các doanh nghiệp, các bên đều còn rất nhiều dư địa để tiếp tục mở rộng đầu tư, trở thành đối tác chiến lược, tin cậy của nhau trong thời gian tới. Trong đó, Hiệp hội doanh nghiệp các tỉnh, thành phố sẽ là đầu mối đồng hành, hỗ trợ sát sao cho các doanh nghiệp, nhất là trong việc cập nhật thông tin thị trường, chính sách thu hút đầu tư tại các địa phương, liên kết hợp tác để phát triển bền vững.

PV
Ý kiến của bạn
Bình luận
McKinsey đánh giá cao triển vọng kinh tế Việt Nam McKinsey đánh giá cao triển vọng kinh tế Việt Nam

Báo cáo của Công ty Tư vấn quản lý và chiến lược đa quốc gia McKinsey ghi nhận: Việt Nam tiếp tục là một trong những nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu của khu vực Đông Nam Á, do đó cần đặc biệt nắm bắt thêm nhiều cơ hội trong một số lĩnh vực.