Cửa hàng tiện lợi phân khúc bán lẻ hấp dẫn nhà đầu tư
Thị trường bán lẻ tiện ích (cửa hàng tiện lợi) tại Việt nam lâu nay vốn là mảnh đất màu mỡ, là sân chơi của những thương hiệu lớn với chuỗi cửa hàng phủ sóng tại nhiều tỉnh thành.
Theo thống kê của hãng tư vấn B&Company (Nhật Bản), năm 2024, Việt Nam có khoảng 1.374 cửa hàng tiện lợi, TPHCM dẫn đầu thị trường. Trong đó, Circle K chiếm 48% về thị phần theo doanh thu, tiếp theo là Ministop (15%), GS25 (14%), Family Mart (12%) và 7-Eleven (8%)...
Là một trong những mô hình phát triển nhanh nhất trong các loại hình bán lẻ hiện đại tại Việt Nam, cửa hàng tiện lợi được dự báo sẽ tăng thêm 226,4 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) trên 13% từ năm 2023 đến 2028.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Theo các chuyên gia, mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa (khoảng 0,3%) nhưng tiềm năng tăng trưởng của thị trường này được đánh giá còn rất lớn nhờ vào một số đặc tính về cơ cấu dân số, tốc độ đô thị hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và sự phát triển của ngành du lịch.
Dù đánh giá tiềm năng nhưng để một thương hiệu tồn tại và phát triển mạnh không hề dễ dàng. Nhiều thương hiệu chấp nhận thua lỗ để chiếm thị phần và đây gần như là chiến lược chung trên thị trường bán lẻ Việt Nam. Sự cạnh tranh gay gắt trong cả lĩnh vực bán lẻ nói chung và phân khúc cửa hàng tiện lợi đã khiến lợi nhuận trở nên hiếm hoi trên thị trường.
Giữa bức tranh xám của toàn ngành, Circle K và Aeon Mall là hai gam màu sáng hiếm hoi có lợi nhuận.
Báo cáo tài chính mới công bố của tập đoàn Aeon (Nhật Bản cho thấy), doanh thu của tập đoàn này tại Việt Nam đạt 17,3 tỷ yen (3.176 tỷ đồng) trong năm 2024, tăng 13% so với cùng kỳ, lãi ròng hơn 4 tỷ yen (hơn 776 tỷ đồng, tăng 8,6%).
Con số này cho thấy doanh số của Aeon Mall mỗi ngày là hơn 8,6 tỉ đồng, lợi nhuận đạt hơn 2,1 tỉ đồng, tỷ suất lợi nhuận đạt gần 25%.
Con số này bao gồm doanh thu của hệ thống siêu thị, siêu thị mini và các hệ thống cửa hàng tiện lợi khác của Aeon Mall tại Việt Nam. Rồi cộng các dịch vụ, tiền cho thuê mặt bằng và các doanh thu khác...
Ministop, một trong hai chuỗi cửa hàng tiện lợi có lãi tại Việt Nam, thuộc sở hữu của Aeon.
Để so sánh, Circle K, chuỗi cửa hàng tiện lợi thứ hai đạt lợi nhuận tại Việt Nam. Nhưng lợi nhuận của Circle K lại thấp hơn, chỉ gần 13% của Aeon Mall.
Đến cuối năm 2024, chuỗi này có 476 cửa hàng, hoạt động 24/7 và giao hàng đến tận nhà thông qua các ứng dụng giao nhận thực phẩm. Đây chính là thế mạnh khác biệt của Circle K, khiến giới trẻ đô thị, đặc biệt là những người độc thân ưa chuộng.
Trong cuộc đua giành thị phần, chấp nhận lỗ nặng, GS25 được xem là ví dụ điển hình. Với sự hậu thuẫn của Sơn Kim Retail và Tập đoàn mẹ GS Retail của Hàn Quốc, GS25 đã chấp nhận thua lỗ ngắn hạn để giành thị phần. Năm 2024, GS25 Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 700.000 USD, tăng 29% so với 2023. Khoản lỗ ròng lên tới hơn 4 triệu USD, gấp 3 lần năm trước. Tính từ 2018 đến nay, GS25 đã "đốt tiền" đều đặn mỗi năm, với mức lỗ cao nhất từng ghi nhận là hơn 6,5 triệu USD.
Dù liên tục lỗ, nhưng chuỗi này vẫn tăng độ phủ của mình, mà gần đây nhất là sự xuất hiện rầm rộ tại Hà Nội vào tháng 3/2025.
Family Mart cũng có tham vọng tương tự và cũng gặp thua lỗ như GS25, nhưng khoản lỗ chỉ khoảng 400.000 USD. Khoản lỗ của Ministop là 2 triệu USD, còn 7-Eleven lỗ 4 triệu USD trong năm 2023.
Không nhiều thương hiệu nội địa nhanh nhạy hoặc dám tham gia cuộc chiến bán lẻ ở cửa hàng tiện lợi như Sơn Kim và thương hiệu GS 25. Bách Hoá Xanh, Winmart+, Co.op Smile của các "ông lớn" bán lẻ nội địa như Thế Giới Di Động, Masan Consumer và Saigon Co.op mới gia nhập cuộc đua.
Tuy nhiên, vị thế của những 'tay chơi' như Circle K, Ministop và GS 25, 7-Eleven vẫn khác biệt so với phần còn lại.
Đặc thù của bán lẻ hiện đại thu hút giới trẻ bằng sự tiện lợi, đặc biệt là hình thức hoạt động 24/7, cách bày biện hàng hoá thu hút và có chỗ ngồi lại.
Nói một cách chính xác, cửa hàng tiện lợi là một kiểu bán lẻ hiện đại, nâng cấp từ mô hình tạp hoá truyền thống, với ba tiêu chí: nhanh, tiện và đủ.
Theo các chuyên gia, cuộc cạnh tranh giữa các chuỗi cửa hàng tiện lợi dự báo còn khốc liệt hơn trong thời gian tới, bởi dư địa của thị trường còn lớn.
An Mai (t/h)
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và nhu cầu du lịch gắn với bảo vệ môi trường ngày càng gia tăng, du lịch xanh không còn là khái niệm mới mà đã trở thành xu thế tất yếu của ngành công nghiệp không khói. Với lợi thế tài nguyên và văn hóa, việc phát triển du lịch xanh giúp Việt Nam có cơ hội khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch thế giới, trong đó, báo chí truyền thông đóng vai trò quảng bá điểm đến, “cầu nối nhận thức” và lan tỏa giá trị xanh đến cộng đồng.