Masan Consumer - Doanh nghiệp dẫn đầu vốn hóa các công ty tiêu dùng
Tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu MCH của Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) đã tăng hơn 240%, hiện dao động quanh vùng giá 222.000 đồng/cổ phiếu. Tính theo giá trị vốn hóa vào ngày 4/12, Masan Consumer nằm trong top 10 công ty có giá trị thị trường lớn nhất và là công ty sản xuất hàng tiêu dùng duy nhất trong top này.
Là doanh nghiệp tiêu dùng duy nhất trong top 10 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán
Tính đến đầu tháng 12/2024, cổ phiếu MCH đã hơn 240% so với đầu năm, từ mức 89.200 vào ngày 2/1 lên vùng giá 222.000 cổ phiếu vào ngày 4/12. Đà tăng giá ấn tượng này đã đưa MCH vào top 10 công ty có giá trị vốn hóa cao nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam và là công ty sản xuất hàng tiêu dùng duy nhất trong top này. Những mã chứng khoán có thị giá cao nhất hiện nay phần lớn đến từ lĩnh vực ngân hàng, bất động sản như VCB, BID, CTV, VHM, TCB…
Tháng 11/2024, MCH đã có phiên giao dịch với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 1,1 triệu đơn vị, tăng đột biến so với mức khớp lệnh vài chục nghìn đơn vị trong các phiên trước. Trong bối cảnh thị trường điều chỉnh, MCH vẫn thu hút dòng tiền mạnh từ khối ngoại, đạt giá trị mua ròng gần 247 tỷ đồng.
Động lực tăng trưởng đến từ chiến lược cao cấp hóa và chiến lược Go Global
Với mối quan hệ mật thiết với 340.000 đối tác bán lẻ truyền thống, 6.000 điểm bán thương mại hiện đại và 5 thương hiệu mạnh có doanh thu hàng năm trên 2.000 tỷ đồng, Masan Consumer đã thâm nhập gần như mọi ngóc ngách của thị trường Việt Nam, phục vụ 98% hộ gia đình Việt. Kết thúc 9 tháng đầu năm 2024, Masan Consumer ghi nhận mức tăng trưởng 2 chữ số cả về doanh thu và lợi nhuận. Trong đó, lợi nhuận sau thuế quý III và 9 tháng đầu năm 2024 lần lượt tăng 14,5%, đạt 2.072 tỷ đồng và tăng 13,8% đạt 5.474 tỷ đồng.
Theo đó, mức tăng trưởng 2 chữ số của doanh thu Masan Consumer được dẫn dắt bởi chiến lược cao cấp hóa cho các ngành hàng quy mô lớn như Gia vị và Thực phẩm tiện lợi. Đơn cử, doanh số của Omachi, đại diện cho phân khúc cao cấp, tăng 24% trong quý III và chiếm gần 50% tổng doanh thu của ngành hàng thực phẩm tiện lợi. Theo ban lãnh đạo MCH, điều này cho thấy xu hướng tiêu dùng cao cấp của người tiêu dùng Việt ngày càng mở rộng.
Không dừng lại ở thị trường Việt Nam, Masan Consumer đã đẩy mạnh thực hiện chiến lược “Go Global”. Ngày 4/12, Masan Consumer và hãng hàng không Vietjet đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược để đưa CHIN-SU Phở Story phục vụ người dân và du khách trên các chuyến bay trong nước và quốc tế của Vietjet, góp phần quảng bá văn hoá Việt đến với thế giới.
Với hương vị nước dùng chuẩn vị từ chính công thức gia truyền của quán Phở Thìn Bờ Hồ 70 năm tuổi, CHIN-SU Phở Story được phục vụ cho hành khách trên những chuyến bay của Vietjet trên khắp Việt Nam và quốc tế tới Australia, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Kazakhstan, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Lào, Campuchia…
Trong tháng 11 vừa qua, CHIN-SU đã tỏa sáng, xuất hiện hoành tráng trên billboard khổng lồ tại tại Myeongdong - thiên đường mua sắm lớn bậc nhất Seoul Hàn Quốc và khu vực Glico sign – địa điểm biểu tượng của khu phố ẩm thực sầm uất Dotonbori, Osaka, Nhật Bản.
Trước đó, năm 2023, CHIN-SU giới thiệu bộ gia vị dành riêng cho thị trường Nhật Bản với nước mắm Chin-Su Cá cơm biển Đông, tương ớt Chin-Su Wasabi, hạt nêm Chin-Su nấm Shiitake cùng tảo Kombu và nước tương Chin-Su lên men. Nước mắm Chin-Su Cá cơm biển Đông cũng đã được xuất khẩu đến hàng loạt thị trường quốc tế như Mỹ, Canada, Úc, Châu Âu. Đặc biệt hơn, việc giới thiệu tương ớt Chin-Su Sriracha với vị cay ngon độc đáo từ giống ớt chỉ thiên nổi tiếng của Việt Nam, đã góp phần giúp tương ớt Chin-Su vượt qua hơn 400 thương hiệu tương ớt đang bán trên sàn thương mại điện tử Amazon để ghi danh vào“Top 10 Best Seller”. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu cho hành trình “Vòng quanh thế giới” của CHIN-SU.
Tại Hàn Quốc, vượt qua hàng trăm nhãn hàng nổi tiếng trên thế giới, đạt "Top 1 Best Seller" (tại sàn thương mại điện tử (TMĐT) Coupang. Coupang là một trong những sàn TMĐT hàng đầu tại Hàn Quốc, có hơn 50 triệu sản phẩm độc đáo và đa dạng để người dùng khắp nơi trên thế giới lựa chọn.
Masan Consumer đặt mục tiêu đi ra thế giới bằng các nhãn hiệu mạnh trong nước, đại diện cho nền ẩm thực đặc sắc riêng của Việt Nam và hướng đến 10-20% doanh thu từ thị trường toàn cầu.
Niêm yết trên HoSE vào năm 2025
Theo một báo cáo của HSBC, Masan Consumer có tỷ suất lợi nhuận cao, tăng trưởng doanh thu ổn định và vượt xa đáng kể so với các công ty cùng ngành trong lĩnh vực FMCG và thực phẩm đóng gói trong khu vực. Kể từ năm 2017 đến năm 2023, Masan Consumer tăng trưởng với tốc độ gấp 2,2x tốc độ thị trường chung.
Đại diện Masan Consumer cho biết công ty dự kiến sẽ niêm yết trên HoSE trong năm 2025. Bàn về kế hoạch này, theo nhận định của HSBC, việc chuyển sang niêm yết trên HoSE có thể giúp cổ phiếu MCH cải thiện tính thanh khoản, phù hợp năng lực mà công ty đạt được. Năng lực được nhắc đến chính là lịch sử kinh doanh ổn định với mức tăng trưởng cao, vượt trội đáng kể so với các công ty cùng ngành FMCG và thực phẩm đóng gói trong khu vực.
Theo một số chuyên gia, các dòng vốn ngoại có mong muốn tìm hiểu về câu chuyện của ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG, đầu tư lâu dài vào doanh nghiệp có lịch sử kinh doanh ổn định với mức tăng trưởng cao, chi trả cổ tức "khủng" thì cổ phiếu MCH của Masan Consumer sẽ là một trong những lựa chọn tiềm năng. Nhiều quỹ đầu tư lớn đang nắm giữ cổ phiếu MCH như quỹ Albizia Asean Tenggara Fund sở hữu 3,8 triệu cổ phiếu; Chứng khoán Vietcap nắm 2,7 triệu cổ phiếu và quỹ Bill & Melinda Gates Foundation Trust có hơn 1,04 triệu cổ phiếu.
Việc IPO Masan Consumer thành công sẽ giúp nâng cao định giá của các cổ phiếu họ Masan như MCH, MSN và lộ trình này ngày càng rõ ràng hơn với những thông tin tích cực từ doanh nghiệp.
PVTP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai và Hải Phòng là 5 địa phương có quy mô kinh tế (GRDP) lớn nhất cả nước trong 2024.