Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam
Việt Nam từ lâu đã được biết đến là một trong những "cường quốc" về sản xuất và xuất khẩu quế. Trong đó, Ấn Độ tiếp tục là thị trường tiêu thụ chính của quế Việt Nam.
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu quế của nước ta trong tháng 1/2025 đã thu về 20,1 triệu USD với 7.329 tấn. So với tháng 12/2024, lượng xuất khẩu giảm 23,7% và so với cùng kỳ năm trước xuất khẩu tăng 13,6%.

Sản phẩm quế Việt Nam được tiêu thụ ở rộng khắc các thị trường như: Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ… Trong đó, Ấn Độ tiếp tục là thị trường chủ đạo của Việt Nam. Sản phẩm quế của Việt Nam được ưa chuộng tại Ấn Độ nhờ hàm lượng tinh dầu tốt và hương vị đặc trưng. Đặc biệt, với dân số đông, Ấn Độ có nhu cầu lớn về quế, hoa hồi và dược liệu. Vì vậy, đây là một trong những thị trường tiềm năng của quế Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, trong tháng 1/2025, Việt Nam đã nhập khẩu 239 tấn quế, kim ngạch đạt 0,5 triệu USD. So với tháng 12/2024, lượng nhập khẩu giảm 38,2%. Trong đó, Indonesia là quốc gia cung cấp quế lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 69%, đạt 165 tấn.
Theo thống kê, nước ta đang sở hữu lên tới 180.000 ha tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Riêng trữ lượng vỏ quế Việt Nam ước tính khoảng 900.000 - 1.200.000 tấn, sản lượng thu hoạch bình quân 70.000 - 80.000 tấn/năm.
Vùng Quế Yên Bái là nơi có diện tích trồng và sản lượng vỏ quế cung cấp lớn nhất nước. Riêng sản lượng tại 4 huyện Văn Yên, Văn Chấn, Văn Bàn, Trấn Yên đã có thể chiếm 70% của cả vùng trồng quế Yên Bái. Tại Yên Bái các vùng trồng quế tiêu biểu như Đại Sơn, Viễn Sơn, Xuân Tầm, Phong Dụ, Châu Quế…
Ngoài Việt Nam, quế còn được trồng ở Trung Quốc, Indonesia giống Casia và Madagascar, Sri Lanka giống Ceylon. Trong số 300 loài quế của thế giới, 4 loài quế có sản phẩm được lưu thông nhiều nhất trên thị trường quốc tế gồm: quế quan/quế xây lan, quế bì/quế Trung Quốc, quế thanh/quế Việt Nam và quế rành.
Dù Việt Nam sở hữu diện tích trồng quế lớn, trữ lượng quế dồi dào, sản lượng hàng năm ổn định, tăng trưởng xuất khẩu được duy trì nhưng quế Việt vẫn chưa thực sự xây dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Hơn nữa để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường EU, đặc biệt là về độ tinh khiết và hàm lượng tinh dầu, nhiều doanh nghiệp trong nước buộc phải nhập khẩu quế từ các nước có quy trình sản xuất đạt chuẩn. Ngoài ra, nhập khẩu quế giúp các doanh nghiệp Việt đa dạng hóa nguồn cung, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo ổn định sản xuất. Một số doanh nghiệp nhập khẩu quế để chế biến sâu, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn và tăng lợi thế cạnh tranh.
Để nâng cao vị thế của quế Việt Nam trên thị trường quốc tế, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người trồng. Đồng thời, việc đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất quế là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, xây dựng thương hiệu cho quế Việt Nam không chỉ giúp tăng giá trị xuất khẩu mà còn góp phần nâng cao vị thế của nông sản Việt trên thị trường quốc tế.

Đây là dự báo được chuyên gia kinh tế của Standard Chartered đưa ra tại tọa đàm về tổng quan kinh tế Việt Nam và thế giới trong nửa đầu năm 2025, được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 20/2.